Bế mạc Hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 9: Cần chung ý chí xây dựng tương lai COC

Sau 2 ngày làm việc với 30 tham luận chính và gần 300 câu hỏi thảo luận và bình luận, Hội thảo quốc tế lần thứ 9 về biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” đã bế mạc. 
Qua 2 ngày với 7 phiên làm việc, 30 bài tham luận chính được trình bày và gần 300 câu hỏi thảo luận và bình luận, hội thảo đã thành công tốt đẹp
Qua 2 ngày với 7 phiên làm việc, 30 bài tham luận chính được trình bày và gần 300 câu hỏi thảo luận và bình luận, hội thảo đã thành công tốt đẹp
Qua 7 phiên làm việc trong 2 ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, những diễn biến mới và tác động tới trật tự thượng tôn pháp luật trên biển Đông.
Các đại biểu cũng dành thời gian đánh giá về tương quan lực lượng hải quân, dân quân, về một số hoạt động trên biển từ góc độ pháp lý và chính trị, từ đó đưa ra một số sáng kiến, đề xuất vì sự phát triển bền vững trong khu vực. Đáng lưu ý, trong Phiên 7, các học giả cùng xem xét về một số thành tố và tiến trình để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). 
Các học giả đã có những tranh luận sôi nổi xung quanh tương lai đạt được COC. Thành tố và tiến triển của COC vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nhưng các học giả nhất trí rằng quá trình này phụ thuộc phần lớn vào ý chí chính trị của các bên liên quan. Quá trình đàm phán COC sẽ phải giải quyết những khó khăn liên quan đến việc xác định phạm vi địa lý, hiệu lực, điều khoản về tranh chấp của COC.
Ngoài ra, các học giả đề xuất quá trình đàm phán COC nên tập trung thêm vào việc quy định các nguyên tắc như không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, duy trì nguyên trạng, kiềm chế, cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác, danh sách các hành động nên được khuyến khích và các hành động không được thực hiện ở biển Đông, cũng như các bộ quy tắc ứng xử đặc thù cho một số lĩnh vực như phi quân sự hóa các địa điểm chiếm đóng, nghề cá, bảo vệ môi trường biển và an toàn hàng hải theo các quy định của luật quốc tế nói chung và Công ước Liên hiệp quốc 1982 về Luật Biển nói riêng. 

Tin cùng chuyên mục