Quả của cây Stenophylla có màu đen đậm, các hạt cà phê nằm bên trong quả. Đây là loại cà phê đã biến mất trong tự nhiên nhiều thập niên và được kỳ vọng sẽ đảm bảo tương lai của ngành cà phê nhờ khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Theo nhà thực vật học Aaron Davis, người đứng đầu nghiên cứu, trước khi biến mất, cây Stenophylla được trồng ở các vùng của Tây Phi và xuất khẩu sang châu Âu cho đến đầu thế kỷ 20, rồi bị bỏ hoang sau khi cà phê Robusta được trồng phổ biến. Biến đổi khí hậu là mối lo ngại cấp bách đối với ngành công nghiệp cà phê trị giá hàng tỷ USD. Khoảng 125 triệu nông dân trồng cà phê trên thế giới đang phải trải qua những tác động tiêu cực của hiện tượng này.
Việc tái phát hiện loại cà phê Stenophylla có thể hỗ trợ cho ngành cà phê tương lai (vốn đóng vai trò hỗ trợ kinh tế tại một số quốc gia nhiệt đới và là kế sinh nhai của hơn 100 triệu nông dân). Nghiên cứu còn đánh giá về hương vị của cà phê Stenophylla với sự tham gia của 18 chuyên gia nếm cà phê. Theo đó, đây là loại có hương vị phức tạp, với vị ngọt tự nhiên, độ chua trung bình cao, có vị trái cây khi nhấm nháp.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Lợi ích từ việc robot hỗ trợ phẫu thuật
-
Thử nghiệm dự án điện mặt trời bằng AI
-
Hàng trăm ngàn hecta bãi triều biến mất
-
Cá heo vaquita chỉ còn 10 con
-
Nắp cống nghệ thuật
-
NASA thu được âm thanh kỳ lạ của hố đen vũ trụ
-
Bùng nổ ngành công nghiệp vật nuôi ở Trung Quốc
-
Hàn Quốc: 7 hãng sản xuất ô tô thu hồi xe vì lỗi phần mềm
-
Xì gà Cuba đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2021
-
Saudi Aramco trở thành công ty giá trị nhất thế giới