Cần xử lý hình sự việc cản trở báo chí tác nghiệp

NGỌC QUANG

Chiều 21-3, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Thảo luận sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có báo cáo giải trình tiếp thu, nhiều đại biểu (ĐB) vẫn cho rằng cần phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tác nghiệp.

Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), việc cung cấp thông tin cho báo chí đang thực hiện theo quyết định của Thủ tướng nhưng trên thực tế, việc tiếp cận thông tin của cơ quan báo chí gặp nhiều khó khăn, như: một số cơ quan nhà nước chậm, né tránh cung cấp, nhất là thông tin xung quanh những vụ vi phạm. Còn người được quyền phát ngôn thậm chí còn yêu cầu giấy tờ trái quy định. Chính vì lẽ đó, điều 38 của luật cần bổ sung các quy định để có sự đồng thuận trong thực hiện. Mặt khác, thực tế cho thấy, việc nhiều trường hợp người trả lời trên báo chí chỉ nắm vấn đề một cách chung chung, trong khi người nắm rõ lại không có quyền trả lời. Vì vậy, việc trả lời sai sẽ ra sao? Do đó, theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy cần phải bổ sung trách nhiệm, thẩm quyền trong việc trả lời cơ quan báo chí để tránh vụ việc rơi vào im lặng.

ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) cho rằng, cần bổ sung vào điều 9 “Những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí” nội dung về việc không cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai sự thật hay quy định trong thời hạn 15 ngày, cơ quan quản lý nhà nước phải trả lời cho cơ quan báo chí khi thông tin về khiếu nại, tố cáo của công dân được gửi đến để quy trách nhiệm của cơ quan nhận được đơn thư. Ngoài ra, theo ĐB Huỳnh Văn Tính, để ngăn ngừa tình trạng cản trở tác nghiệp của cơ quan báo chí hiện nay cần phải xem xét trách nhiệm hình sự với cá nhân, tổ chức cản trở tác nghiệp của báo chí vì vừa qua có nhiều hành vi cản trở, hành hung, truy sát nhưng việc xử lý còn chung chung.

Còn theo ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM), hiện nay cơ quan báo chí đang gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh về truyền thông, tài chính. Do vậy, dự thảo lần này cần đáp ứng yêu cầu thực tiễn này. Nhưng Nhà nước sẽ giúp gì? Cơ quan báo chí chỉ mong Nhà nước có chính sách phù hợp, không bằng bao cấp mà để họ tự chủ làm ra nguồn thu. Chính vì lẽ đó, điều 21 về “Loại hình hoạt động và nguồn thu của cơ quan báo chí” cần có quy định mở về truyền thông, thị trường cho cơ quan báo chí”, ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang nói.


NGỌC QUANG

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

TPHCM ngày càng phát triển hiện đại. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chính sách vượt trội sẽ tạo động lực phát triển cho cả khu vực

LTS: Dự kiến tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, thay thế Nghị quyết 54. Liên quan đến vấn đề này, Báo SGGP nhận được ý kiến của lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố bày tỏ sự đồng tình về các cơ chế, chính sách vượt trội để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá cũng như giải quyết các điểm nghẽn, góp phần phát triển TPHCM như mục tiêu tại Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Vững lòng biển đảo

Cựu chiến binh Thành phố Thủ Đức thăm, tặng quà Vùng 2 Hải quân

Ngày 22- 4, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh và đoàn thể phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TPHCM đã đến thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân. Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 2 chủ trì tiếp đoàn.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.