Theo số liệu mà Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) vừa công bố, tỷ lệ đói nghèo ở Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất tính đến tháng 3-2018, xuống còn 9,82% tổng dân số, tương đương với 25,95 triệu người sống trong cảnh nghèo đói. Con số này giảm so với mức công bố vào tháng 9 - 2017 là gần 26,58 triệu người (khoảng 10,12%). Mỗi năm, BPS công bố 2 lần vào tháng 3 và tháng 9.
Theo BPS, thành tích này đáng mừng nhất trong lịch sử Indonesia bởi vì đây là lần đầu tiên, tỷ lệ đói nghèo tương đối của quốc gia này chạm đến ngưỡng một con số. Tuy tỷ lệ nghèo đói của Indonesia những năm qua có xu hướng giảm, nhưng theo người đứng đầu BPS, ông Kecuk Suhariyanto, đói nghèo vẫn là thách thức lớn đối với nước này, nhất là ở khu vực phía Đông. Tính đến tháng 3-2018, tỷ lệ người sống trong nghèo đói ở khu vực phía Đông Indonesia vẫn còn cao so với phía Tây.
Theo tổ chức phi lợi nhuận Oxfam, dù tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua giúp Indonesia giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng nền kinh tế ngàn tỷ USD của Đông Nam Á vẫn là một trong những quốc gia chênh lệch giàu nghèo nhiều nhất thế giới. Xét theo tỷ lệ, người nghèo chiếm hơn 21% dân số của các tỉnh Maluku và Papua so với 14% ở các tỉnh Bali và Nusa Tenggara; 10,64% ở các tỉnh Sulawesi. Tuy nhiên, theo số lượng, phần lớn người nghèo sống ở tỉnh Java, khoảng 13,3 triệu người, gần 6 triệu người sống ở Sumatra và hơn 2 triệu người ở Sulawesi.
Để khắc phục, Chính phủ Indonesia đã đưa ra các chương trình ưu tiên giảm đói nghèo. Năm 2018, Indonesia có kế hoạch dành 60.000 tỷ rupiah (4,2 tỷ USD) cho quỹ thôn làng, tăng 13.000 tỷ rupiah so với năm 2017. Bên cạnh đó, để giúp nhiều người có thể tìm việc làm, chính phủ cũng thúc đẩy chương trình đào tạo nghề. Năm 2017, hơn 6.200 người được hỗ trợ đào tạo các kỹ năng nghề. Dự kiến, chương trình sẽ được mở rộng dựa trên cơ sở nhu cầu từ các ngành công nghiệp. Một số dự án cơ sở hạ tầng đang được triển khai tại cảng phía Đông của Indonesia được hy vọng sẽ giúp giảm người nghèo trong thời gian tới.
Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến cáo chính phủ, với thực trạng đói nghèo đáng khích lệ hiện nay, một mức lạm phát tương đối nhỏ có thể đẩy dân số vừa được giảm nghèo quay lại tình trạng nghèo đói toàn diện trước đây. Vì lạm phát thấp mới góp phần gia tăng sức mua.
Theo BPS, thành tích này đáng mừng nhất trong lịch sử Indonesia bởi vì đây là lần đầu tiên, tỷ lệ đói nghèo tương đối của quốc gia này chạm đến ngưỡng một con số. Tuy tỷ lệ nghèo đói của Indonesia những năm qua có xu hướng giảm, nhưng theo người đứng đầu BPS, ông Kecuk Suhariyanto, đói nghèo vẫn là thách thức lớn đối với nước này, nhất là ở khu vực phía Đông. Tính đến tháng 3-2018, tỷ lệ người sống trong nghèo đói ở khu vực phía Đông Indonesia vẫn còn cao so với phía Tây.
Theo tổ chức phi lợi nhuận Oxfam, dù tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua giúp Indonesia giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng nền kinh tế ngàn tỷ USD của Đông Nam Á vẫn là một trong những quốc gia chênh lệch giàu nghèo nhiều nhất thế giới. Xét theo tỷ lệ, người nghèo chiếm hơn 21% dân số của các tỉnh Maluku và Papua so với 14% ở các tỉnh Bali và Nusa Tenggara; 10,64% ở các tỉnh Sulawesi. Tuy nhiên, theo số lượng, phần lớn người nghèo sống ở tỉnh Java, khoảng 13,3 triệu người, gần 6 triệu người sống ở Sumatra và hơn 2 triệu người ở Sulawesi.
Để khắc phục, Chính phủ Indonesia đã đưa ra các chương trình ưu tiên giảm đói nghèo. Năm 2018, Indonesia có kế hoạch dành 60.000 tỷ rupiah (4,2 tỷ USD) cho quỹ thôn làng, tăng 13.000 tỷ rupiah so với năm 2017. Bên cạnh đó, để giúp nhiều người có thể tìm việc làm, chính phủ cũng thúc đẩy chương trình đào tạo nghề. Năm 2017, hơn 6.200 người được hỗ trợ đào tạo các kỹ năng nghề. Dự kiến, chương trình sẽ được mở rộng dựa trên cơ sở nhu cầu từ các ngành công nghiệp. Một số dự án cơ sở hạ tầng đang được triển khai tại cảng phía Đông của Indonesia được hy vọng sẽ giúp giảm người nghèo trong thời gian tới.
Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến cáo chính phủ, với thực trạng đói nghèo đáng khích lệ hiện nay, một mức lạm phát tương đối nhỏ có thể đẩy dân số vừa được giảm nghèo quay lại tình trạng nghèo đói toàn diện trước đây. Vì lạm phát thấp mới góp phần gia tăng sức mua.
Theo ông Suhariyanto, chính sách tăng hỗ trợ xã hội của chính phủ, tăng 87,6% trong quý đầu tiên của 2018, so với mức tăng 3,39% quý đầu tiên trong năm 2017 là yếu tố quan trọng giúp đẩy tỷ lệ nghèo xuống. Tuy nhiên, giá gạo tăng lại là yếu tố đã cản trở bớt tốc độ giảm tỷ lệ giảm đói nghèo tháng 3 vừa qua. Gạo là lương thực quan trọng của người Indonesia, do đó một phần đáng kể thu nhập của người nghèo dành vào việc mua gạo. Trong thời gian giá gạo tăng cao, nhóm này sẽ cảm thấy áp lực tài chính ngày càng tăng. Do đó, điều quan trọng là chính phủ phải bảo vệ chương trình trợ giúp xã hội gạo của mình (gọi là Rastra). Trước đó, đã từng xảy ra tình trạng phân phối gạo chậm chạp trong chương trình Rastra này, khiến người nghèo gặp khó khăn.