Công nghiệp mũi nhọn TPHCM: Tăng trưởng bền vững. Bài 1: Chuyển mình tăng tốc

Công nghiệp mũi nhọn TPHCM: Tăng trưởng bền vững. Bài 1: Chuyển mình tăng tốc

Sau gần một thập niên thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, trong đó tập trung vào các ngành mũi nhọn, TPHCM gặt hái nhiều thành quả về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ rất quan trọng, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của TP có những chuyển biến tích cực; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

Ấn tượng từng con số

Tiếp nối những thành công trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (2006 - 2010), TPHCM tiếp tục thực hiện theo hướng thu hút, khuyến khích đầu tư công nghệ kỹ thuật cao, tập trung củng cố, phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất - nhựa và chế biến lương thực thực phẩm. Trong đó, quy hoạch phân bổ cơ sở sản xuất công nghiệp hợp lý ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm giảm ô nhiễm môi trường, giảm áp lực gia tăng dân số cơ học ở khu trung tâm.

Sản xuất máy biến thế tại Công ty Thibidi. Ảnh: Cao Thăng

Sản xuất máy biến thế tại Công ty Thibidi. Ảnh: Cao Thăng

Bằng những giải pháp cụ thể, hợp với xu hướng tình hình kinh tế đòi hỏi ngày càng phát triển năng động, kinh tế TPHCM tạo ra những con số ấn tượng. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) thành phố giai đoạn này tăng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005; chiếm khoảng 25% tỷ trọng công nghiệp cả nước và khoảng 43% tỷ trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chỉ tính riêng tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu được củng cố và phát triển, từ bước đầu chiếm tỷ trọng 55,4% vào năm 2005 tăng lên 59,4% vào năm 2010. Đối với các ngành công nghiệp truyền thống (dệt may, da giày) cũng được duy trì, chuyển dịch sang hướng phát triển công nghiệp thiết kế, tạo mẫu, thời trang.

Bước qua năm 2011, dù đứng trước khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục kéo dài, nhưng TPHCM vẫn đạt giá trị sản lượng SXCN ở mức cao với gần 740.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 42% giá trị vùng kinh tế phía Nam và chiếm 27,4% quy mô cả nước.

Theo Giám đốc Sở Công thương TPHCM, trong năm 2012 (tính theo giá thực tế - PV), SXCN TPHCM phấn đấu tăng 19,2% so với năm 2011 và đạt mức trên 881.000 tỷ đồng. Riêng 4 ngành công nghiệp trọng yếu đạt tối thiểu 57,5% trong tổng giá trị SXCN.

Để phục vụ tốt hơn cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng thu hút, khuyến khích đầu tư công nghệ kỹ thuật cao, tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu, TPHCM sẽ ưu tiên phát triển các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp điện tử tin học, sản xuất lắp ráp, cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp dệt may, da giày.

“Điểm mặt” đầu tàu

Theo thống kê, đến thời điểm này TPHCM có khoảng 86.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 15 khu chế xuất - khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, 1 công viên phần mềm, 10 cụm công nghiệp. Kế hoạch đến năm 2015, thành phố sẽ lập thêm 7 khu công nghiệp và 20 cụm công nghiệp.

Trên thực tế, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, liên tiếp những năm gần đây đã “khai tử” khá nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, năng động vượt qua khó khăn đã giúp họ không những trụ vững mà đang ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của TPHCM.

Đơn cử, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH một thành viên (CNS) với 13 đơn vị thành viên, 4 nhà máy trực thuộc là đơn vị đi đầu trong ngành SXCN, những năm qua vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao.

Đáng chú ý, trong bối cảnh nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn, thách thức CNS vẫn xoay xở mọi giải pháp để tiếp tục đầu tư trang bị máy móc hiện đại, thực hiện các dự án sản xuất ra các dòng sản phẩm góp phần đưa ngành công nghiệp thành phố tăng trưởng chiều sâu. Chỉ riêng với Dự án sản xuất cọc vách nhựa uPVC, có năng suất 550kg thành phẩm/giờ, sản xuất các tấm nhựa uPVC sử dụng làm tường che chắn bờ bao thay thế cho tường ngăn bằng bê tông cốt thép, cừ tràm, đất hoặc bao cát cho các công trình chống ngập… đã “ngốn” gần 288 tỷ đồng (vốn lưu động chiếm 35,1 tỷ đồng). Hay như Nhà máy Sản xuất ván MDF Sahabak giai đoạn 2 do Công ty CP Sahabak đầu tư, với công suất 108.000m³ ván MDF/năm, nguyên liệu sử dụng 200.000m3 gỗ/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.140 tỷ đồng. Ngoài ra, CNS còn có những dự án đang trong quá trình thực hiện thủ tục như dự án sản xuất chip điện tử; dự án cơ khí trọng điểm.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Tổng giám đốc của CNS cho biết, UBND TPHCM vừa quyết định thành lập cụm công nghiệp Đa Phước và giao cho đơn vị làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh.

Theo kế hoạch, dự kiến năm 2013, tại cụm công nghiệp này sẽ bắt đầu được cho thuê đất để sản xuất, kinh doanh. Toàn cụm công nghiệp Đa Phước có diện tích khoảng 117ha, sẽ ưu tiên thu hút đầu tư phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu là cơ khí, hóa chất, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến lương thực - thực phẩm.

Tại Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), tính đến thời điểm này đã thu hút được 102 đơn vị với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 78,83 triệu USD. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động tại QTSC năm 2011 đạt gần 2.000 tỷ đồng; trong đó, doanh thu trong nước đạt 983 tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu đạt 49 triệu USD.

Tương tự, Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP), những năm qua liên tục lớn mạnh và trở thành địa điểm thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư công nghệ cao trong và ngoài nước. Đến nay, SHTP đã có 57 dự án đầu tư với tổng vốn 2,03 tỷ USD, trong đó vốn đã giải ngân đạt 706,6 triệu USD.

Những thành công của các thành phần kinh tế nêu trên đã góp phần vào mục tiêu chung của TPHCM trong định hướng phát triển các ngành công nghệ cao, khẳng định vị thế là địa phương trọng điểm phát triển SXCN của cả nước.

Năm 2011, tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao TPHCM đạt 766 triệu USD, lũy kế đạt 1,741 tỷ USD; hoạt động xuất khẩu đạt tổng giá trị 756 triệu USD, lũy kế 1,72 tỷ USD (trong đó riêng dự án Intel đã đóng góp hơn 500 triệu USD).


LẠC PHONG

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa vượt 1 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa vượt 1 tỷ USD

Ngày 13-12, tại tỉnh Bến Tre, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (thuộc Bộ NN-PTNT) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”. Hiện nay, ngành dừa Việt Nam có diện tích gần 200.000ha, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, VN-Index phiên cuối tuần tiếp tục giảm, ghi nhận giảm trọn 1 tuần giao dịch gây áp lực tâm lý cho nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co phiên thứ 6 sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-12 cho thấy lực cung trên thị trường còn nhiều, cần thêm thời gian để hấp thụ.

Tín dụng ngoại tệ tại TPHCM dương trở lại

Tín dụng ngoại tệ tại TPHCM dương trở lại

Tỷ giá ổn định và nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tăng là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong những tháng cuối năm trên địa bàn thành phố.

Đưa mật ong rừng vươn ra thế giới

Đưa mật ong rừng vươn ra thế giới

Từng thất bại khi đầu tư nuôi gà, nuôi lợn, song anh Đinh Công Thuần đã quyết tâm đứng dậy với sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến và mới đây, sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh.

Khánh Hòa đặt mục tiêu thu ngân sách hơn 24.000 tỷ đồng trong năm 2025

Khánh Hòa đặt mục tiêu thu ngân sách hơn 24.000 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 12-12, tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo của UBND tỉnh về công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Tinh gọn bộ máy góp phần phát triển kinh tế

Tinh gọn bộ máy góp phần phát triển kinh tế

Đó là nhận định chung của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới” do Báo Người Lao động tổ chức ngày 12-12.

Tài chính- Chứng khoán

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, VN-Index phiên cuối tuần tiếp tục giảm, ghi nhận giảm trọn 1 tuần giao dịch gây áp lực tâm lý cho nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co phiên thứ 6 sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-12 cho thấy lực cung trên thị trường còn nhiều, cần thêm thời gian để hấp thụ.