Ngày 19-3, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM cùng đoàn công tác có buổi làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy quận 1 về chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
TPHCM đang đối mặt với nhiều vấn nạn đô thị như kẹt xe, ngập nước, thiếu công viên cây xanh… Điều này sẽ được thay đổi tận gốc rễ nếu TPHCM quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong việc thay đổi cấu trúc nhà ở: hạn chế tối đa nhà phố, tăng cường nhà cao tầng.
L.T.S: Trong xu hướng phát triển chung của đô thị hiện đại, những con phố dành không gian công cộng cho người dân vui chơi, mua sắm như một cách để giảm tải bớt độ ồn ã, căng thẳng, tạo thêm cảnh quan đặc thù của đô thị. Trong đó, sự có mặt của phố đi bộ, phố ẩm thực hay chợ đêm là điều cần thiết. Nhưng, cần tới đâu và “chất” thế nào là bài toán cần cân nhắc, bởi nhiều chưa chắc là hay và muốn hay thì phải có bản sắc.
Các chuyên gia, nhà quản lý nhìn nhận, cần có chính sách quản lý, thu phí sử dụng vỉa hè một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu mưu sinh, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ mỹ quan đô thị. Giải pháp này cũng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, nghĩa tình của thành phố.
Sau trận mưa lớn kéo dài từ đêm 19 đến ngày 20-11, hàng ngàn nhà dân ở các khu vực 2, 3, 4, 5 thuộc phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chìm trong biển nước. Nhiều nơi ngập từ 1 đến gần 2m. Chính quyền địa phương đã xin chi viện từ công an, quân đội, biên phòng, dân quân để hỗ trợ dân vùng ngập sâu.
Ngày 11-11, Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết, ông Phan Phong Phú, Giám đốc Sở KH-ĐT đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến Trung ương "giải cứu” 18 khu đô dưới 20ha do vướng mắc Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Trận mưa lớn từ trưa ngày 11-10 đã khiến cho nhiều khu vực vùng thấp, trũng của TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) ngập sâu trong "biển nước". Trong đó, nặng nhất tại phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn) nhiều khu dân cư, đường phố, phương tiện, tài sản người dân bị ngập nước hư hại, mắc kẹt...
Sau gần 2 năm thành lập, đến nay công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM) có những chuyển biến tích cực. Song tình hình vẫn tiềm ẩn phức tạp, số vụ vi phạm về đất đai, xây dựng tại một số địa bàn chưa được kéo giảm, gây khó khăn cho công tác quản lý đối với một đô thị đông dân, diện tích rộng.
Với những gì đã và đang diễn ra, có thể nói việc kiểm soát tình trạng ngập lụt ở nhiều đô thị trên cả nước đã vuột khỏi tầm tay của các cơ quan chức năng, dù nhiều địa phương đã đầu tư nguồn nhân lực và vật lực không nhỏ cho công tác chống ngập.
Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, huyện Hóc Môn muốn phát triển bền vững, trước hết phải chủ động, huy động mọi nguồn lực, sức mạnh nội sinh để phát triển. Để đi xa, đi nhanh, đi vững, trước hết phải vượt qua những chướng ngại vật, đó là tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai…
Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung của TPHCM có tầm quan trọng lớn lao đến tương lai xây dựng và phát triển thành phố hàng trăm năm (và xa hơn nữa). Vì thế, chúng ta cần nhìn lại hàng trăm năm trước, để từ đó định hướng cho tầm nhìn quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch trong thời gian tới.
Sáng 15-4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức Tọa đàm “Đóng góp ý tưởng đồ án quy hoạch chung TPHCM” cho giai đoạn từ nay đến năm 2040 cũng như tầm nhìn năm 2060, với sự tham gia đóng góp ý kiến, hiến kế, giải pháp của các chuyên gia trong lĩnh vực đô thị - những người tâm huyết với công tác quy hoạch, phát triển TPHCM.
Trước những nguy cơ về sức khỏe từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh và thiếu vận động, ngày càng nhiều nhân viên văn phòng ở các đô thị lớn tại Indonesia đã chuyển sang các dịch vụ ăn uống lành mạnh để định hình chế độ ăn uống của họ như một cách cân bằng lối sống đô thị.
Ong thụ phấn đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp toàn cầu, chiếm khoảng 15 tỷ USD giá trị cây trồng chỉ riêng ở Mỹ. Khi quần thể ong bị đe dọa, cây lương thực và hoa màu của chúng ta có nguy cơ mất mùa. Thời gian gần đây, nuôi ong đã trở thành một xu hướng ở các thành phố trên thế giới.
Sau khi TPHCM đưa vào sử dụng Công viên Bến Bạch Đằng, dư luận xã hội một mặt hết sức hoan nghênh, mặt khác cũng đòi hỏi cần phải tiếp tục chỉnh trang và bảo tồn các yếu tố lịch sử (từ ngày 18-2 đến nay, Báo SGGP liên tục đăng các bài viết của các chuyên gia, người dân...). Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Trương Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TPHCM, xung quanh vấn đề này.
LTS: Sau khi Báo SGGP đăng bài phản ánh cùng những ý kiến chuyên gia, người dân, doanh nghiệp về công viên Bến Bạch Đằng và những vấn đề xoay quanh việc xây dựng TPHCM thành đô thị cảnh quan sông nước, để người dân có không gian công cộng và được hưởng lợi từ thiên nhiên, Báo SGGP đón nhận thêm nhiều ý kiến quan tâm. Báo SGGP xin tiếp tục giới thiệu những ý kiến này.
Mô hình “live – work – play” với những tiêu chuẩn sống đẳng cấp, tiện nghi được đưa vào các dự án thuộc Masteri Collection, tạo nên những trải nghiệm khác biệt.
Thời điểm cuối năm, một số công trình hạ tầng giao thông, đô thị đã được đưa vào sử dụng, làm cho đường phố các quận nội thành TPHCM thêm phần sáng sủa.