Trường quốc tế... lừa người học

Chuyện thật như đùa đã và đang diễn ra tại TPHCM: Một công ty cổ phần tuyển sinh, đào tạo chui gần 300 sinh viên theo học hệ cao đẳng với học phí 4.000 USD/khóa. Tuy nhiên, kết thúc năm học 2009-2010, số sinh viên trên mới biết mình bị lừa...
Trường quốc tế... lừa người học

Chuyện thật như đùa đã và đang diễn ra tại TPHCM: Một công ty cổ phần tuyển sinh, đào tạo chui gần 300 sinh viên theo học hệ cao đẳng với học phí 4.000 USD/khóa. Tuy nhiên, kết thúc năm học 2009-2010, số sinh viên trên mới biết mình bị lừa...

Trụ sở Trường Quốc tế Mỹ Việt AVIS tại số 36 đường A4, khu K300, phường 12, quận Tân Bình TPHCM. Ảnh T.Hùng
Trụ sở Trường Quốc tế Mỹ Việt AVIS tại số 36 đường A4, khu K300, phường 12, quận Tân Bình TPHCM. Ảnh T.Hùng
  • Học phí thật - trường dỏm

Thông qua nhiều kênh thông tin và những tờ rơi với nội dung lập lờ quảng cáo Trường Quốc tế Mỹ Việt (thực chất chỉ là trường đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo cấp chứng chỉ ngắn hạn) đào tạo công nghệ thông tin (CNTT), kinh tế quốc tế song hành cùng tiếng Anh, Công ty cổ phần Quốc tế Mỹ Việt - AVIS (số 36, đường A4, khu K300, phường 12, quận Tân Bình) do ông Lê Công Đức làm giám đốc đã “chiêu dụ” được hàng trăm thí sinh ở các tỉnh. Năm học 2009 - 2010, đơn vị này đã gửi giấy báo trúng tuyển và kéo được gần 300 sinh viên theo học hệ cao đẳng chuyên ngành CNTT, kinh tế quốc tế (thời gian đào tạo 3 năm).

Nhiều sinh viên theo học tại đây cho biết: Tại lễ khai giảng năm 2009, những người quản lý của trường đều nói rằng, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân cao đẳng quốc tế do một trường nước ngoài mà Trường Mỹ Việt đang liên kết để cấp bằng tốt nghiệp. Khi ra trường, 100% sinh viên sẽ có việc làm đúng ngành học. Tuy nhiên, sau những ngày lên lớp, sinh viên mới thấy có những dấu hiệu bất thường.

Trường cam kết, môn tiếng Anh sẽ do người nước ngoài trực tiếp giảng dạy nhưng thực tế sinh viên chỉ được học giảng viên Việt Nam. Mỗi tuần, sinh viên chỉ được học với ông Dennish Requet, hiệu phó của trường một lần duy nhất nhưng cũng chỉ duy trì được vài tháng. “Phòng thư viện trực tuyến hiện đại” như quảng cáo thực tế chỉ có mỗi một cái kệ đựng vài cuốn sách. Riêng máy tính thì chẳng thấy đâu...

Sự hoài nghi của sinh viên đã trở thành hiện thực khi ngày 23-6 vừa qua, nhà trường ra thông báo tất cả sinh viên đi dự hội thảo nhưng thực chất chỉ là một buổi ra mắt ban giám hiệu mới. Tại buổi ra mắt này, sinh viên được thông báo là công ty của ông Đức không được phép đào tạo hệ cao đẳng và  chương trình mà họ theo học suốt một năm qua không được chấp nhận! 

  • Cao đẳng chưa xong, đã lên đại học? 

Tại buổi “hội thảo”, ông Nguyễn Danh Châu, Giám đốc chi nhánh phía Nam, Trung tâm Giáo dục và Hợp tác quốc tế thuộc Viện Quản trị Doanh nghiệp (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật VN) - đơn vị ký hợp đồng liên kết đào tạo với AVIS thông báo: “Thời gian qua, các em được học trong môi trường chuyên nghiệp nhưng tiếc rằng, bằng cấp lại không đảm bảo nên chúng tôi tiếp nhận các em về học chương trình hợp tác giữa Viện Quản trị Doanh nghiệp và ĐH North West. Các em sẽ học theo chương trình tín chỉ có 34 môn. Ngoài ra, các em phải học chương trình ngoại ngữ với khối lượng lớn vì bây giờ các em không phải sinh viên cao đẳng mà là đại học rồi... Tôi vừa trao đổi với một phó giám đốc ĐH Quốc gia, các em phải học thêm môn toán cao cấp, xác suất thống kê…”. 

Theo thông tin PV Báo SGGP có được, hợp đồng hợp tác đào tạo giữa Trung tâm Giáo dục và Hợp tác quốc tế với AVIS ký ngày 9-6-2010 không có phần nội dung hợp đồng. Hơn nữa, tại buổi hội thảo ngày 23-6, không hề có đại diện của ĐH North West University để trả lời những thắc mắc của sinh viên.
Về thông tin University of North West được AVIS cho là trường danh tiếng ở Mỹ nhưng thực tế tại Mỹ chỉ có North Western University thuộc Bang Ilinois. Còn University of North West được đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam xác nhận là không có.

Theo ông Châu, sau khi kết thúc 34 môn, các sinh viên giỏi sẽ làm luận văn, sinh viên học lực trung bình sẽ thi tốt nghiệp để lấy bằng do ĐH North West cấp. Bằng của ĐH North West có giá trị trên 59 quốc gia!

Tiếp đó, một phụ nữ lên giới thiệu: “ĐH North West được thành lập năm 2001 có liên kết với nhiều chi nhánh tại Singapore, Vương quốc Anh, Pakistan, Nigieria...”. Chưa dừng lại ở đó, ông Hồ Nam, tân Hiệu trưởng AVIS thông báo về mức học phí cho mỗi sinh viên là 5.960 USD chuyển tiếp từ hệ cao đẳng sang ĐH. Tuy nhiên, vì mối liên kết “đặc biệt”, sinh viên chỉ đóng 5.000 USD trong 2 năm rưỡi, tức là so với mức học phí cao đẳng, mỗi sinh viên đóng thêm 1.000 USD. 

Hàng loạt sinh viên đứng lên bức xúc: Trước đây, trường hứa rất nhiều nhưng đều không thực hiện được. Một sinh viên đặt nghi vấn: “Tại sao giới thiệu là North West University nhưng trên trang web của trường lại để logo University of North West (Mỹ). Hai trường này có gì khác nhau?”. Ông Châu trả lời: “Thật ra nó giống nhau, khác là do cách đọc thôi. Các em yên tâm về điều đó...”. Đến đây, nhiều sinh viên cười ồ khi nghe câu trả lời của ông Châu.

Nhiều sinh viên khác tiếp tục tỏ ra nghi ngờ và đề nghị được xem văn bản ký kết giữa North West và AVIS. Ông Châu lại cho biết: “Trước đây, sinh viên học chương trình cao đẳng tại Trường AVIS là học sai!”.

Với nhiều thông tin không mập mờ, sinh viên đã đề nghị được học tiếp chương trình cao đẳng đã học thời gian qua và không đồng ý theo học chương trình của ĐH North West vì không đủ kinh phí

THANH HÙNG

Tin cùng chuyên mục