Ngày 15-3, Ban chỉ đạo 389 (Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) tỉnh An Giang tổ chức ký kết liên tịch phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về khoáng sản trên đường thủy nội địa tỉnh An Giang năm 2023.
Sau khi Báo SGGP phản ánh tình trạng khai thác cát làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân dọc sông Đa Dâng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có chỉ đạo kiểm tra, xử lý.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau khi Báo SGGP đăng bài viết “Khai thác cát dọc sông Đa Dâng (Lâm Hà, Lâm Đồng): Ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân” vào ngày 24-2-2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp đã có văn bản chỉ đạo giao Công an tỉnh, Sở TN-MT và UBND huyện Lâm Hà kiểm tra việc khai thác, vận chuyển cát trái phép tại đây.
Từ nhiều năm nay, hoạt động khai thác cát dọc sông Đạ Dâng (xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) gây ra nhiều hệ lụy đối với môi trường ở khu vực này.
Nhu cầu cát cho xây dựng, san lấp ở ĐBSCL hiện khá cao, nhất là khi 2 đoạn tuyến thuộc cao tốc Bắc - Nam đang trong quá trình thi công; trong khi lượng cát từ sông Mê Công đổ về ĐBSCL đang giảm nghiêm trọng. Nhiều đề xuất về khai thác cát lòng sông, cát biển được đưa ra.
Vụ sạt lở nghiêm trọng vừa xảy ra ở bờ sông Cổ Chiên thêm một lần cho thấy, ĐBSCL đang ngày càng đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, nỗi lo sau khi nước lũ rút, các tuyến sông “bị đói nước, đói phù sa” khiến tình trạng sạt lở trên sông Tiền, sông Hậu và các đê biển cũng bắt đầu gia tăng…
Trung bình mỗi năm ĐBSCL mất khoảng 500ha đất, trong 3 năm (2018 – 2020) thiệt hại hơn 200 tỷ đồng do sạt lở tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau.
Sông Kôn mùa lũ mang nỗi khiếp sợ đến ám ảnh cho người dân vùng hạ du thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước (Bình Định). Những năm qua, Bình Định đã đầu tư hệ thống đê kè bảo vệ đất đai, tài sản người dân ven sông. Tuy nhiên, ở một khúc sông ngắn trên cầu Trường Thi, chính quyền lại cấp phép cho 2 doanh nghiệp (DN) lập mỏ cát nằm sát nhau, liên tục “moi ruột” sông suốt 2 mùa mưa nắng.
Cát đang là câu chuyện “nóng” của vùng châu thổ miền Tây. Nó “nóng” bởi cùng lúc đặt ra các vấn đề: cần nguồn cát phục vụ nhu cầu xây dựng tăng vọt của những công trình trọng điểm, nhất là các dự án tuyến đường cao tốc; việc khai thác cát quá mức là tác nhân làm gia tăng sạt lở bờ sông, đặt hàng chục ngàn người dân vào chỗ nguy hiểm.
Với các lỗi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản và đất đai, Công ty TNHH Hiệp Hưng bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt hành chính và truy thu tổng số tiền 853,6 triệu đồng.
Ngày 16-5, ông Phạm Văn Hận, Chủ tịch UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, khẳng định, thông tin về tình trạng khai thác cát trái phép đe dọa sự an toàn của cầu Mỹ Thuận do một số phương tiện thông tin đại chúng gần đây phản ánh là không chính xác.
Công an huyện Đức Thọ huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an huyện, Công an xã Tùng Châu đến nơi giao nhau giữa sông La và sông Lam đoạn qua địa bàn thôn Đại Châu (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), bắt 6 sà lan đang khai thác cát trái phép cùng nhiều đối tượng.
Tại thời điểm kiểm tra, trên các sà lan này chứa khoảng từ 7m3 đến trên 30m3 cát vừa được hút từ dưới lòng sông lên. Cả 6 chủ sà lan đều không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác cát trên sông.
UBND tỉnh An Giang vừa thông báo hủy kết quả đấu giá đối với quyền khai thác khoáng sản cát sông làm vật liệu xây dựng thông thường khu mỏ cát trên sông Tiền, với giá trị trúng đấu giá lên tới 2.800 tỷ đồng, gấp 390 lần giá khởi điểm.
Theo thống kê mới đây, vùng ĐBSCL có trên 600 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 610km; trong đó có 320km bờ sông, bờ biển bị hư hại ở mức nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; Từ ngày 10-12, TPHCM tiêm liều vaccine Covid-19 bổ sung; Ông Nguyễn Đức Chung có đơn khiếu nại trước ngày hầu tòa; Vụ án Sagri: Ông Trần Vĩnh Tuyến nói ký chuyển nhượng đúng trình tự thủ tục và nhiệm vụ được phân công; Giới khoa học nhận định tích cực về hiệu quả vaccine đối với biến thể Omicron… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 9-12-2021.
Sau khi Báo SGGP phản ánh tình trạng khai thác cát gây sạt lở núi, cản trở dòng chảy, san gạt cải tạo mặt bằng lấn chiếm lòng suối Lớn (xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và đình chỉ hoạt động khai thác cát tại đây.
Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có văn bản gửi UBND huyện Lạc Dương về việc kiểm tra, xử lý việc san gạt, cải tạo mặt bằng, lấn chiếm lòng suối; khai thác cát gây sạt lở, cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương theo phản ánh của Báo SGGP.