Tại hội thảo, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT, cho rằng số lượng sáng chế của người Việt Nam và sự gia tăng số lượng chuyển giao công nghệ là những đóng góp tích cực để cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo.
Trong mạng lưới TISC Việt Nam, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam là một trong những đơn vị nổi bật. Năm 2018, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam có 50 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, chiếm khoảng 8% số bằng sáng chế của Việt Nam. Kết quả này là nhờ viện đã thúc đẩy các hoạt động sở hữu trí tuệ trong thời gian dài.
Mạng lưới TISC được thành lập trên cơ sở dự án TISC do WIPO khởi xướng trên phạm vi toàn cầu vào năm 2009. Đến nay, 71 quốc gia đã ký thỏa thuận với WIPO để phát triển mạng lưới TISC quốc gia. Việt Nam là nước tham gia dự án TISC nêu trên.
Hiện Cục SHTT đã mời được 35 thành viên tham gia mạng lưới TISC của Việt Nam, đến từ Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM và một số viện nghiên cứu, trường đại học khác.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bộ Công an cảnh báo an ninh mạng trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng
-
Chính thức phát động chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2021
-
5G để làm gì?
-
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở TP Thủ Đức
-
Đắk Lắk hợp tác chiến lược với VNPT phát triển chính quyền điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số
-
Không nên lo lắng việc Trái đất quay nhanh
-
Việt Nam tổn thất hơn 1 tỷ USD do virus máy tính trong năm 2020
-
Khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam được phủ sóng 5G
-
Công viên phần mềm Quang Trung hưởng lợi từ chuyển đổi số
-
Nhiều ứng dụng thiết thực phục vụ người dân