Niềm tin hòa hợp

Niềm tin hòa hợp

“Sau ngày 30-4-1975, trên toàn miền Nam, ta đã làm thủ tục đăng ký trình diện cho gần 2 triệu sĩ quan, binh lính và nhân viên chính quyền cũ, trong đó có trên 70.000 sĩ quan từ cấp thiếu úy đến trung tướng”, Thiếu tướng Phạm Đình Thức, nguyên Phó Cục trưởng Cục Địch vận (Tổng cục Chính trị), kể lại. Theo ông, những người ra trình diện ngày ấy đã nộp một số lượng lớn vũ khí, chỉ cho ta những kho tàng cất giấu phương tiện chiến tranh và nơi bọn ác ôn lẩn trốn… Hơn 40 năm đã trôi qua, song kỷ niệm về những ngày làm nhiệm vụ “gieo” niềm tin hòa hợp ngay sau ngày Sài Gòn giải phóng thì vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức ông và đồng đội.

“Ba trong một” ở người phụ nữ bản lĩnh

Năm 1975, Sài Gòn giải phóng, đất nước thống nhất. Cũng là lúc Mai Kiều Liên, cô gái Nam bộ có quê mẹ ở Bến Tre và quê cha ở Cần Thơ, tốt nghiệp khoa chế biến sữa tại Liên Xô (cũ) và lên tàu về nước và bắt đầu công việc của một nữ kỹ sư trẻ tại nhà máy sữa Trường Thọ và sau này trở thành Tổng giám đốc của Vinamilk, một tập đoàn kinh tế hàng đầu đất nước với hơn 20 nhà máy ở cả trong ngoài nước thuộc loại hiện đại nhất châu Á…

Kỹ sư nông dân Chín Nghĩa

Chúng tôi đi từ thị trấn Thủ Thừa theo đường 818, dọc theo kênh Bo Bo, rồi men theo đường N.2 để đến Cơ sở Cơ khí Chín Nghĩa tại ấp 1, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa (Long An). Con đường từ thị trấn vào xã bây giờ đã được khoác lớp nhựa bóng bẩy. Xe máy qua đây không còn phải đi zic zăc để tránh ổ voi, ổ gà lầy lội như trước. Hai bên đường các ruộng lúa đang vào mùa thu hoạch, tiếng cười nói vang vang của những nông dân được mùa giữa trưa như làm dịu bớt cái nắng tháng ba hanh hao.
Hơn 40 năm chèo thuyền chở bộ đội ra đảo

Hơn 40 năm chèo thuyền chở bộ đội ra đảo

Đó là ông Mai Bảo (69 tuổi, ở Khu tái định cư Ba Đồng, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Suốt hơn 40 năm qua, dù không một đồng lương, không tiền phụ cấp, nhưng ông đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, để ngày đêm miệt mài chèo thuyền vượt sóng gió biển khơi chở bộ đội, tiếp tế lương thực thực phẩm ra đảo Sơn Dương an toàn.
Người anh hùng của ruộng đồng

Người anh hùng của ruộng đồng

Cuối tháng 12-2013, “nhà nông học” - kỹ sư Hồ Quang Cua, nguyên Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng - đã được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
“Hai lúa” xây ký túc xá miễn phí

“Hai lúa” xây ký túc xá miễn phí

Nhiều người bảo ông là gàn, lập dị, chơi ngông hổng giống ai. Bởi thời buổi kinh tế khó khăn mà dám đầu tư hơn 37 tỷ đồng để xây ký túc xá miễn phí; rồi còn bỏ ra mỗi năm hơn 15 tỷ đồng nữa để lo chuyện ăn uống, sinh hoạt, học hành… cho 432 sinh viên nghèo khắp cả nước. Mới nghe tưởng đùa, nhưng là sự thật. Điều khá thú vị khi ông xuất thân từ một “Hai lúa” ở vùng sâu, từng bị bệnh xơ gan và bác sĩ đã chê. Thế nhưng, ông vẫn sống lạc quan, chiến thắng bệnh hiểm nghèo và trở thành doanh nhân thành đạt.
Ký ức Truông Bồn

Ký ức Truông Bồn

Đến giờ, địa danh Truông Bồn, sự kiện Truông Bồn (tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) ngày càng được nhiều người biết đến dù sự kiện diễn ra đã 47 năm.
Đàn én mới đất Chín Rồng

Đàn én mới đất Chín Rồng

Lần đầu tiên, ngay trên đất đồng bằng, xuất hiện một lớp trí thức mới, nhân lực chất lượng cao cho ngành văn hóa dân tộc Khmer. Một sự kiện chưa từng có, trên cả dải đất chữ S này, kể từ khi đất nước thống nhất.
Chinh phục Đồng Tháp Mười

Chinh phục Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười (ĐTM) có diện tích tự nhiên 696.000ha, chiếm gần 18% diện tích tự nhiên của ĐBSCL, nằm trong khuôn vi 15 huyện, thị trấn, 1 thị xã thuộc 3 tỉnh: Long An (299.000ha), Đồng Tháp (239.000ha) và Tiền Giang (92.000ha). Tháp Mười xưa là một cánh đồng hoang đặc quánh phèn, mùa khô chỉ có cỏ và gió, mùa mưa là một biển nước mênh mông. Công cuộc chinh phục ĐTM bắt đầu từ cuối năm 1979, đầu năm 1980, đến nay vừa tròn 35 năm, giờ là một “cánh đồng lớn” với 3 vụ lúa, màu, tôm cá mỗi năm và những xã, ấp trù phú, điệp trùng…
Kỳ tích hầm Hải Vân

Kỳ tích hầm Hải Vân

Những ai có dịp đi trên tuyến quốc lộ 1A khu vực miền Trung, không khỏi rùng mình khi nghe đến câu: “Đi bộ thì khiếp Hải Vân. Đi thuyền thì khiếp sóng thần Hang Dơi”. Nhưng bắt đầu từ ngày 5-6-2005, câu ca ấy đã vĩnh viễn trở thành quá khứ. Sau hơn 1.600 ngày đêm nằm sương đội gió, vượt mọi khó khăn, thử thách, lao động không biết mệt mỏi của các lực lượng thi công trên công trình, hầm đường bộ Hải Vân được khánh thành và đưa vào hoạt động, bỏ lại sau lưng hơn 21km đường đèo quanh co nguy hiểm.
Nhịp cầu nối những bờ vui

Nhịp cầu nối những bờ vui

Nghe tiếng “sư ông xây cầu” đã lâu, tôi may mắn gặp được hòa thượng Thích Như Niệm, trụ trì chùa Pháp Hoa (quận Phú Nhuận, TPHCM) tại hội thảo về di sản của giáo sư Trần Văn Giàu và ngỏ lời muốn được theo chân thầy đi trao cầu từ thiện. Vừa hay hai ngày sau thầy tổ chức khánh thành một cây cầu ở tỉnh Bến Tre…
Ngày mới ở Cần Giờ

Ngày mới ở Cần Giờ

“Ai ơi đừng đến Cần Giờ/ Dưới sông đầy sấu trên bờ đầy beo”. Câu ca xưa răn con người không nên đến vùng đất dữ Cần Giờ. Những chuyện kể về ông thần không đầu, về xã ăn thịt, về những ngôi mộ gió mà thịt xương hoặc đã vào bụng sấu dữ hoặc trôi ra biển cả làm đau thắt lòng… Nhưng nay Cần Giờ đã khác xưa.
Khu phố chợ trên những hố bom

Khu phố chợ trên những hố bom

Một buổi tối, tôi nhận được cuộc điện thoại lạ. Còn đang suy nghĩ với số máy lạ hoắc, đầu bên kia, giọng nói vồn vã cất lên: “Anh C. phải không. Tôi là Sâm, Nguyễn Sâm, anh còn nhớ tôi không?”.
Tag crưm mùa khai minh lúa nước

Tag crưm mùa khai minh lúa nước

Những bản làng xa nhất trên dãy Trường Sơn qua ngã Quảng Bình như người Vân Kiều (Lệ Thủy), anh em Rục, Mày ở rẻo cao Minh Hóa được khai minh lúa nước bởi một con người chất phác, mộc mạc. Đó là đại úy biên phòng Phạm Xuân Ninh, kỹ sư nông nghiệp duy nhất của lực lượng biên phòng Quảng Bình, đưa phương thức canh tác lúa nước lên lưng chừng trời. Không chỉ hạt lúa mà các kỹ thuật tiến bộ của lúa nước cũng được đại úy Ninh khai sáng cho đồng bào. Những mùa vụ tốt đã reo vui trong lòng dân bản. 1.
Kiên cường Hòn Từ

Kiên cường Hòn Từ

Đó là một trong số tám hòn đảo lớn của xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc (Kiên Giang), có diện tích tương đương 1km². Đứng trên đồi cao ở trung tâm xã đảo có thể nhìn thấy nhiều đảo lớn nhỏ, chìm nổi trên mặt biển xanh thẳm. Hòn Từ như một bức tường chắn sóng bão mùa gió Nam thổi trực tiếp vào Bãi Dông. Đã đến hẹn rồi nhưng gần một tuần trôi qua, chúng tôi chưa mang lương thực, thực phẩm sang Hòn Từ tiếp tế cán bộ, chiến sĩ đang đóng quân ở đó. Các anh Trung đoàn 152 nói đang mùa áp thấp nhiệt đới, gió cấp bốn cấp năm nên không thể đi được vì ngược sóng. Anh em tuy rất sốt ruột, song phải chờ!1.
K52, tôi và đồng đội

K52, tôi và đồng đội

Trong cuộc đời chiến đấu, công tác và viết báo, tôi đã có nhiều lần đi công tác tại các nước lân cận, nhưng nhớ nhất vẫn là ba lần sang đất bạn Campuchia với ba hoàn cảnh, vai trò khác nhau. Mỗi lần là một thời điểm khắc ghi không thể nào quên và tôi mang theo những kỷ niệm ấy như hành trang suốt cuộc đời mình…

Chính trị

Đồng chí Ngô Minh Châu trao bức trướng của UBND TPHCM chúc mừng 70 năm ngày thành lập Sư đoàn 367

70 năm bản hùng ca chiến sĩ Sư đoàn 367

Ngày 1-4-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ký quyết định thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội, mang phiên hiệu 367 - đơn vị tiền thân của Bộ đội Phòng không và Sư đoàn Phòng không 367 ngày nay.

Xã hội

Pháp luật