Tấm bản đồ mê cung làng trái đất

Đối với những sinh viên sắp ra trường như tôi, hai tiếng “việc làm” dường như trở thành nỗi ám ảnh. Những câu hỏi đại loại như: ra trường làm gì, làm ở đâu, thường xuyên trăn trở trong tôi, nhưng càng suy nghĩ tôi càng thấy rối rắm và mất phương hướng. Đôi khi có quá nhiều cơ hội lựa chọn cũng chưa hẳn là điều hay, nhất là đối với một người nhiều tham vọng như tôi.
Tấm bản đồ mê cung làng trái đất

Đối với những sinh viên sắp ra trường như tôi, hai tiếng “việc làm” dường như trở thành nỗi ám ảnh. Những câu hỏi đại loại như: ra trường làm gì, làm ở đâu, thường xuyên trăn trở trong tôi, nhưng càng suy nghĩ tôi càng thấy rối rắm và mất phương hướng. Đôi khi có quá nhiều cơ hội lựa chọn cũng chưa hẳn là điều hay, nhất là đối với một người nhiều tham vọng như tôi.

Có thể nói, mỗi quyết định đưa ra lúc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, sự nghiệp của tôi về sau. Tôi cứ lo sợ con đường mình chọn chưa phải là tối ưu trong cái thế giới luôn luôn vận động này. Tình cờ, một người bạn thân mang đến cho tôi tấm “bản đồ của mê cung làng trái đất” mà tôi đang sống. Đó là quyển sách “Tôi phải lấy pho mát của ai?” trong séri truyện “Chuyện ngụ ngôn về miếng pho mát” của Trung Quốc.

Quyển sách đã cung cấp “một phương án hữu hiệu để tìm kiếm và nắm bắt thời cơ” vì “thực chất của thời đại mê cung là thời đại thời cơ”, “bất kỳ sự thay đổi nào cũng ẩn chứa thời cơ”… thì ra, cũng giống như bao trò chơi khác, mê cung làng trái đất cũng có luật chơi riêng. Quy tắc then chốt của trò chơi này là “nơi càng có nhiều pho mát càng dễ lấy pho mát”, mặc dù hầu hết “pho mát đều có người quản lý” và ngoài tôi ra còn có nhiều người khác cũng đang cố hết sức giành lấy pho mát trong ngôi làng rộng lớn này.

Như kẻ lạc đường nhìn thấy ánh sao hôm, tôi đã biết mình phải làm gì và đã phác họa vài nét về tương lai. Dù không dễ dàng tồn tại trong mê cung làng trái đất nhưng “việc gì cũng phải dám nghĩ, dám làm” và vì sự nghiệp, tôi sẽ tìm mọi cách tạo thời cơ thành công bởi vì “pho mát không thể từ trên trời rơi xuống”.

Bây giờ tôi mới thật sự hiểu thế nào là một quyển sách hay, thứ nhất, trước hết nó phải hay và điều quan trọng thứ hai là nó phải xuất hiện đúng lúc. Đối với tôi, “Tôi phải lấy pho mát của ai?” của Nhà xuất bản Trẻ là một quyển sách như thế.

NGUYỄN NGỌC ANH
(93 Ngô Quyền, phường An Cư, TP Cần Thơ)

Tin cùng chuyên mục