Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, kinh tế trong nước quý 2-2018 chứng kiến mức tăng trưởng tích cực, đạt 6,79% - mức tăng GDP cao nhất trong 10 năm qua. “Tuy nhiên, đây là mức tăng trên một nền so sánh thấp (quý 2-2017), do đó không hoàn toàn đồng nghĩa với việc GDP tạo ra lớn nhất trong nhiều năm qua”, ông Thành giải thích thêm.
Lưu ý về một số dấu hiệu cần thận trọng, TS Thành cho biết, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cao bất thường, trong khi số việc làm mới suy giảm. Lạm phát bật tăng trong quý 2 do sự gia tăng của giá thực phẩm và xăng dầu. Trong khi đó, lạm phát lõi giữ mức ổn định 1,37%, phản ánh chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Thương mại tăng trưởng chậm lại trong quý 2; chi thường xuyên tiếp tục ở mức cao, trên 70% tổng chi ngân sách, trong khi chi đầu tư phát triển chưa được cải thiện nhiều… Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, đạt 63,5 tỷ USD vào cuối quý 2. Tuy nhiên, dao động mạnh của tỷ giá có thể khiến NHNN phải giảm dự trữ để can thiệp bình ổn thị trường.
Đặc biệt, thị trường căn hộ trong quý 2 suy giảm ở cả 2 đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TPHCM, cả về lượng mở bán mới và lượng bán ra. Vẫn theo TS Thành, rủi ro về khả năng tăng lãi suất trong tương lai gần có thể đẩy thị trường bất động sản rơi vào tình trạng ảm đạm hơn nữa. “Với mức tăng trưởng tích cực 6,79% của quý 2 và dù triển vọng kinh tế nửa cuối năm có thể thấp hơn, chúng tôi vẫn cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% - 6,7% của năm 2018 là khả thi. Những tính toán mới của VEPR không sai biệt nhiều so với lần dự báo gần đây nhất (cuối tháng 4) khi dự báo tăng trưởng cả năm 2018 đạt 6,8%”, ông Thành nói. Mặc dù vậy, trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu không ngừng gia tăng, nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng để lạm phát bình quân năm ở mức 4% cần nỗ lực hết sức của các cấp và đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của NHNN.
Nhận định rằng Việt Nam còn phải đối mặt nhiều thách thức trong ổn định kinh tế vĩ mô, nhóm nghiên cứu của VEPR khuyến nghị, hiện nay, nguồn thu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các loại thuế tiêu dùng. Bất kỳ đề xuất tăng các khoản thuế tiêu dùng nào (giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt…) cũng cần được xem xét thận trọng. Thay vào đó, các chuyên gia đề xuất cải cách các loại thuế tài sản, vì hiện nay tỷ trọng đóng góp của các loại thuế này vào ngân sách còn khiêm tốn.
Lưu ý về một số dấu hiệu cần thận trọng, TS Thành cho biết, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cao bất thường, trong khi số việc làm mới suy giảm. Lạm phát bật tăng trong quý 2 do sự gia tăng của giá thực phẩm và xăng dầu. Trong khi đó, lạm phát lõi giữ mức ổn định 1,37%, phản ánh chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Thương mại tăng trưởng chậm lại trong quý 2; chi thường xuyên tiếp tục ở mức cao, trên 70% tổng chi ngân sách, trong khi chi đầu tư phát triển chưa được cải thiện nhiều… Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, đạt 63,5 tỷ USD vào cuối quý 2. Tuy nhiên, dao động mạnh của tỷ giá có thể khiến NHNN phải giảm dự trữ để can thiệp bình ổn thị trường.
Đặc biệt, thị trường căn hộ trong quý 2 suy giảm ở cả 2 đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TPHCM, cả về lượng mở bán mới và lượng bán ra. Vẫn theo TS Thành, rủi ro về khả năng tăng lãi suất trong tương lai gần có thể đẩy thị trường bất động sản rơi vào tình trạng ảm đạm hơn nữa. “Với mức tăng trưởng tích cực 6,79% của quý 2 và dù triển vọng kinh tế nửa cuối năm có thể thấp hơn, chúng tôi vẫn cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% - 6,7% của năm 2018 là khả thi. Những tính toán mới của VEPR không sai biệt nhiều so với lần dự báo gần đây nhất (cuối tháng 4) khi dự báo tăng trưởng cả năm 2018 đạt 6,8%”, ông Thành nói. Mặc dù vậy, trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu không ngừng gia tăng, nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng để lạm phát bình quân năm ở mức 4% cần nỗ lực hết sức của các cấp và đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của NHNN.
Nhận định rằng Việt Nam còn phải đối mặt nhiều thách thức trong ổn định kinh tế vĩ mô, nhóm nghiên cứu của VEPR khuyến nghị, hiện nay, nguồn thu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các loại thuế tiêu dùng. Bất kỳ đề xuất tăng các khoản thuế tiêu dùng nào (giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt…) cũng cần được xem xét thận trọng. Thay vào đó, các chuyên gia đề xuất cải cách các loại thuế tài sản, vì hiện nay tỷ trọng đóng góp của các loại thuế này vào ngân sách còn khiêm tốn.