Tự hào về những người chiến sĩ vùng Chợ Lớn – Trung Huyện

Ngày 31-3, tại Khu Truyền thống Cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TPHCM), huyện Bình Chánh phối hợp Ban liên lạc truyền thống Chợ Lớn – Trung Huyện tổ chức họp mặt truyền thống Chợ Lớn – Trung Huyện, Chi đội 15 - Trung đoàn 308 Nguyễn An Ninh lần thứ 37, năm 2023.
Nguyên lãnh đạo, lãnh đạo TPHCM cùng các đại biểu trong ngày họp mặt
Nguyên lãnh đạo, lãnh đạo TPHCM cùng các đại biểu trong ngày họp mặt

Tham dự buổi họp mặt có các đồng chí: Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực; Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Phước Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM; nguyên lãnh đạo, lãnh đạo tỉnh Long An; Nguyễn Đô Lương, Trưởng Ban liên lạc Truyền thống Chợ Lớn – Trung Huyện; Trần Văn Nam, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh. Tham dự buổi họp mặt còn có Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cảnh.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Trần Văn Nam ôn lại truyền thống hào hùng của vùng. Theo Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh, vùng Chợ Lớn - Trung Huyện trong kháng chiến là địa bàn rộng lớn, bao gồm nhiều huyện của tỉnh Long An ngày nay và nhiều quận thuộc TPHCM. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các quận huyện thuộc Chợ Lớn - Trung Huyện sớm trở thành căn cứ cách mạng. Khu vực cũng là cầu nối giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ, giữa bưng biền kháng chiến với nội thành Sài Gòn; vừa là nơi trú quân vừa là nơi huấn luyện của các lực lượng vũ trang nhân dân. Vì vậy, nơi đây đã hứng chịu nhiều trận càn, những đợt bố ráp vô cùng khốc liệt của quân thù.

Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Trần Văn Nam tặng hoa, thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cảnh tại buổi họp mặt

Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Trần Văn Nam tặng hoa, thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cảnh tại buổi họp mặt

Theo Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh, khi nhắc đến vùng đất cách mạng Chợ Lớn - Trung Huyện là không thể nào quên được hình ảnh chiến đấu quả cảm, kiên cường, bất khuất của những người lính Chi đội 15 - Trung đoàn 308 Nguyễn An Ninh. Những người chiến sĩ cộng sản kiên trung, không ngại gian khổ, hy sinh, không sợ tù đày khổ sai, không sợ những đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù và kể cả phải hy sinh tính mạng cũng không chịu lùi bước, không chịu khuất phục.

“Với lòng yêu nước sâu sắc, quân và dân Chợ Lớn - Trung Huyện đã đoàn kết một lòng, anh dũng chiến đấu, không chùn bước trước bom đạn của kẻ thù với tinh thần Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, để rồi từ đó làm nên những chiến công vang dội”, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh bày tỏ.

Các đại biểu dâng hoa tưởng nhớ chiến công của các anh hùng liệt sĩ tại Khu Truyền thống Cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Các đại biểu dâng hoa tưởng nhớ chiến công của các anh hùng liệt sĩ tại Khu Truyền thống Cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Là một phần của Chợ Lớn - Trung Huyện năm xưa, đồng chí Trần Văn Nam chia sẻ, huyện Bình Chánh tự hào khi có các địa danh căn cứ anh hùng, như: Vườn Thơm - Bà Vụ, Láng Le - Bàu Cò, Dân công Hỏa tuyến, Rạch Già, Bộ đội An Điền… Từ các địa danh này, lực lượng cách mạng tổ chức nhiều trận đánh thọc sâu vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Chánh luôn quyết tâm nỗ lực vượt qua khó khăn, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị huyện trong sạch, vững mạnh, chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo, lãnh đạo TPHCM, tỉnh Long An và các đại biểu trong ngày họp mặt

Các đồng chí nguyên lãnh đạo, lãnh đạo TPHCM, tỉnh Long An và các đại biểu trong ngày họp mặt

Phát biểu tại buổi họp mặt, Trưởng ban Liên lạc truyền thống Chợ Lớn - Trung Huyện Nguyễn Đô Lương bày tỏ, những chiến tích đó mãi để lại trong lòng thế hệ chúng ta và con cháu mai sau niềm tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất của quân và dân vùng đất Chợ Lớn - Trung Huyện.

Trong đợt tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm nay, Ban Liên lạc truyền thống Chợ Lớn - Trung Huyện và lãnh đạo các quận, huyện đã tổ chức đoàn đi thăm hỏi, tặng quà 9 Mẹ Việt Nam anh hùng, 12 thương binh nặng, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Trưởng ban Liên lạc truyền thống Chợ Lớn - Trung Huyện cho biết, Ban Liên lạc và thường trực các quận, huyện ủy thuộc Chợ Lớn - Trung Huyện cũng đã họp và thống nhất lấy ngày 27-3 hàng năm là ngày họp mặt truyền thống Chợ Lớn - Trung Huyện.

Các đại biểu dâng hoa tại Khu Di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò

Các đại biểu dâng hoa tại Khu Di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò

Tại buổi họp mặt, Ban Liên lạc Truyền thống Chợ Lớn – Trung Huyện, đại diện 12 quận, huyện đã dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, các anh hùng liệt sĩ tại Khu Di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò; dâng hoa tại Khu truyền thống Cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Trần Văn Nam trao cờ truyền thống đến Bí thư Quận ủy quận 5 Huỳnh Ngọc Nữ Phương Hồng - đơn vị tổ chức họp mặt vào năm tiếp theo

Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Trần Văn Nam trao cờ truyền thống đến Bí thư Quận ủy quận 5 Huỳnh Ngọc Nữ Phương Hồng - đơn vị tổ chức họp mặt vào năm tiếp theo

Người chiến sĩ năm xưa đến thắp cho đồng đội mình nén nhang thơm tại Khu Di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò

Người chiến sĩ năm xưa đến thắp cho đồng đội mình nén nhang thơm tại Khu Di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò

Tin cùng chuyên mục