Phòng chống cúm gia cầm ở ĐBSCL

Đối mặt nhiều thách thức mới

* 4 bệnh nhân Cà Mau nghi nhiễm cúm A trở về nhà
Đối mặt nhiều thách thức mới
  • 34 xã thuộc 15 huyện tái phát dịch cúm gia cầm
  • Hậu Giang: Thêm một điểm gia cầm chết dương tính với virus H5N1
  • Kiên Giang: Tái đàn 1 triệu con gia cầm mới
  • Tiêm phòng gà vịt nuôi lẻ: Quá khó khăn
Đối mặt nhiều thách thức mới ảnh 1

Vịt con được bày bán tràn lan tại một chợ nông thôn ở Kiên Giang.    Ảnh: P.V.

Tính đến chiều 5-1, 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang có 34 xã phường, thị trấn thuộc 15 huyện, TP trực thuộc tỉnh tái phát dịch cúm gia cầm (CGC), trong đó, Cà Mau dẫn đầu với 23 xã, phường, thị trấn. Hơn 1 triệu con gia cầm tái đàn (chủ yếu là vịt) ở 3 tỉnh này vừa được tiêm vaccine bổ sung.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hiền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang, cho biết: Trung tâm Thú y vùng 7 tại Cần Thơ vừa thông báo kết quả xét nghiệm đàn gia cầm 22 con của ông Trình Văn Đang ở ấp 6, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy dương tính với virus H5N1.

Ngày 5-1, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) cho biết huyện này đã tiêu hủy 2 đàn vịt bị bệnh chết chưa rõ nguyên nhân. Đầu tiên là đàn vịt 2.000 con 28 ngày tuổi chưa tiêm vaccine ở xã Vĩnh Quới bị chết đến ngày mang đi tiêu hủy chỉ còn 1.000 con.

Đàn vịt còn lại bị tiêu hủy vào ngày 4-1 ở ấp Tân Trung, xã Lâm Tân (của hộ ông Dương Văn Sang) với 2.000 con 48 ngày tuổi. Lực lượng thú y tỉnh Sóc Trăng cũng tiêu hủy khoảng 11.000 con vịt ấp nở trái phép ở huyện Thạnh Trị. 

* 4 bệnh nhân Cà Mau nghi nhiễm cúm A trở về nhà

Chiều 5-1, Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, Vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế) cho biết: 4 bệnh nhân nghi nhiễm cúm A (H5N1) ở ấp Ông Ngươn, Lâm Hải, huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau, có kết quả âm tính đã xuất viện trở về gia đình và sức khỏe hoàn toàn bình thường.

NG.T.TH.

Bạc Liêu có đàn gia cầm hơn 1,2 triệu con. Chi cục Thú y tỉnh này cho biết đã tiêm gần hết, chỉ còn 254.851 con mới tiêm xong mũi 1 đợt 2.

Nhưng khi dịch tái phát thì mới tá hỏa vì hầu hết đàn gia cầm chưa được tiêm phòng.

Một vài đàn gia cầm đã tiêm phòng nhưng vẫn bị CGC?! Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng đánh giá: “Tỷ lệ gia cầm tiêm phòng ở ĐBSCL chưa đạt tới 50%”.

Nguyên nhân chính là do các địa phương không quản lý, thống kê đầy đủ và tiêm phòng hết số gia cầm trong diện tiêm phòng.

Số gia cầm thực tế cao nhiều lần so với con số thống kê, tiêm phòng. Chiều 5-1, ông Nguyễn Bá Thành, Giám đốc Trung tâm Thú y vùng 7 tại Cần Thơ đã xuống Cà Mau nắm tình hình. Ông Thành lo ngại: Trong tình hình người dân nuôi gia cầm nhỏ lẻ 3 - 10 con/hộ lại thả lan, việc tiêm phòng vô cùng khó khăn. Cán bộ thú y kiệt sức vì phải rượt đuổi tiêm phòng gà nuôi lẻ.

Đáng lo, lợi dụng chủ trương cho tiêm phòng bổ sung đàn gia cầm trong tháng 1-2007, người dân ĐBSCL đang ùn ùn nuôi mới đàn thủy cầm.

Ước lượng trong vài ngày qua, mỗi tỉnh có hàng chục ngàn con gia cầm (chủ yếu là vịt) được nuôi mới. Ông Đinh Công Thận, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Kiên Giang, cho biết: Đàn gia cầm tái đàn mới của Kiên Giang đã lên tới 1 triệu con từ 15-11-2006 đến nay. 

WB viện trợ 10 triệu USD

(SGGP). – Ngày 5-1, Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết: Quỹ Phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người thuộc WB sẽ viện trợ không hoàn lại 10 triệu USD cho Việt Nam, để lập hệ thống cảnh báo sớm và đối phó với các ca cúm ở người và chuẩn bị y tế để đối phó với dịch cúm ở người có thể xảy ra.

H.Y.

Ở Đồng Nai, một số chợ đầu mối như: Biên Hòa, Tam Hòa vẫn còn để xảy ra tình trạng việc buôn bán, giết mổ gia súc, trứng gia cầm không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm dịch của ngành chức năng.

Ngày 5-1, Chi cục Thú y tỉnh Bình Định cho biết đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Gia Lai lập chốt kiểm dịch trên tuyến quốc lộ 19, nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển gia cầm trái phép.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập và thông báo đường dây điện thoại nóng của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có điều kiện thông tin nhanh về dịch bệnh.

Sáng 5-1, các cơ quan chức năng Đà Nẵng đồng loạt kiểm tra các điểm buôn bán gia cầm tại các chợ và điểm kinh doanh ăn uống trên địa bàn TP.

Tại chợ Hòa Khánh, chợ tạm quận Thanh Khê, đã phát hiện nhiều hộ kinh doanh ngang nhiên bày bán gia cầm không rõ nguồn gốc. Quận Hải Châu cũng đã phát hiện 2 cơ sở ấp trứng gà và vịt với số lượng trứng lên đến 7.000 quả tại phường Hải Châu 2.

Sáng 5-1, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết đã xử lý 79 vụ nhập lậu gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, vận chuyển trái phép, trong đó thu giữ và tiêu hủy toàn bộ 39.760 kg gia cầm, 312.090 quả trứng, 202 con trâu, bò.

NHÓM PV

  • TPHCM: Liên kết các tỉnh kiểm dịch tại chỗ gia cầm

Chi cục Thú y TPHCM cho biết, gia cầm sống từ các tỉnh vận chuyển về TP phải có giấy kiểm dịch tại các địa phương, giấy tiêm phòng (loại vaccine nào, thời gian tiêm phòng và đảm bảo đủ 2 mũi tiêm); phải có mẫu xét nghiệm máu để xác định hiệu lực của kháng thể.

Hàng ngày có trên 45.000 gia cầm sống được vận chuyển về TP giết mổ tập trung ở 3 điểm của TP là Phú An Sinh (quận 12), An Nhơn (Gò Vấp) và Huỳnh Gia Huynh Đệ. Điều đáng lo là gần đây, gia cầm được giết mổ ở các tỉnh vận chuyển bằng các con đường khác về TP ngày càng tăng, ước trên 48.000 con/ngày.

Ông Huỳnh Hữu Lợi, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP, cho biết, TPHCM đang phối hợp với các tỉnh trong khu vực Đông và Tây Nam bộ để kiểm dịch gia cầm, sản phẩm gia cầm ngay tại chỗ.

UBND huyện Bình Chánh đã chỉ đạo UBND xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép không rõ nguồn gốc; đồng thời tăng cường kiểm tra chặt chẽ tại các địa bàn giáp ranh với các tỉnh.

UBND huyện Củ Chi cho biết, tổ công tác liên ngành tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, các quán ăn, cơ sở chế biến thịt gia súc, sản phẩm gia cầm.

Tin cùng chuyên mục