Cần quy định mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Các nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và quốc phòng, an ninh thể hiện trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (các quy định liên quan đến nội dung bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh được thể hiện tập trung ở Điều 48, 49 Chương II các điều từ 71, 74 Chương IV; Điều 94, 95 Chương VI và một số điểm khác trong dự thảo) đã quán triệt sâu sắc đầy đủ tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, các ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, của BCH TƯ Đảng khóa XI về tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992 và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đối với những vấn đề liên quan đến bảo vệ Tổ quốc và quốc phòng, an ninh.

Các nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và quốc phòng, an ninh thể hiện trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (các quy định liên quan đến nội dung bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh được thể hiện tập trung ở Điều 48, 49 Chương II các điều từ 71, 74 Chương IV; Điều 94, 95 Chương VI và một số điểm khác trong dự thảo) đã quán triệt sâu sắc đầy đủ tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, các ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, của BCH TƯ Đảng khóa XI về tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992 và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đối với những vấn đề liên quan đến bảo vệ Tổ quốc và quốc phòng, an ninh.

Những sửa đổi, bổ sung lần này đã đảm bảo kế thừa những nội dung quan trọng của Hiến pháp năm 1992, đồng thời đã đưa vào nhiều nội dung mới có ý nghĩa quan trọng như nội dung quy định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang có thể thực hiện nhiệm vụ quốc tế, hoặc cụ thể hóa những vấn đề trước kia chưa rõ ràng để đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tiễn (ví dụ cụ thể hóa quyền của Chủ tịch nước với tư cách là người thống lĩnh lực lượng vũ trang, bổ nhiệm sĩ quan cấp tướng, đô đốc, chuẩn đô đốc và phó đô đốc hải quân, bổ nhiệm chức danh Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị…).

Tôi rất tán thành với việc sửa đổi, bổ sung Điều 77 Hiến pháp năm 1992 thành Điều 49 như dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Theo đó, chúng ta quy định công dân phải làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ thay thế khác theo luật định. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp không trực tiếp phục vụ trong quân đội, trong lực lượng vũ trang thì công dân vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình bằng việc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Đây là điều đã được thực hiện từ nhiều năm gần đây khi nhiều công dân đã được gọi vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân và được coi như thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Việc bổ sung thêm quy định này vào Hiến pháp sẽ đáp ứng được đòi hỏi của thực tế là mở ra cơ hội và điều kiện để mọi công dân đều có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình mà không nhất thiết phải vào quân đội, đảm bảo được sự bình đẳng của công dân trước nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đề nghị Ban soạn thảo đưa khái niệm “nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” vào Điều 49 và sửa điều này là: công dân phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ở đây sẽ được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm việc thực hiện theo nghĩa vụ quân sự trực tiếp phục vụ trong quân đội hoặc có thể thực hiện các nghĩa vụ khác để đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Với việc đưa khái niệm này vào Hiến pháp, trong tương lai chúng ta có thể xây dựng một đạo luật chung về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó nghĩa vụ quân sự là một phần quan trọng của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Mọi công dân Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện nghĩa vụ đóng góp sức lực, trí lực, thậm chí tài chính để tham gia vào việc bảo vệ Tổ quốc mà không bắt buộc là phải phục vụ trong quân đội. Hoặc chúng ta có thể sửa từ “làm” nghĩa vụ quân sự thành “thực hiện”, vì từ thực hiện nghĩa vụ quân sự thể hiện bao quát hơn. Nếu ta nói làm nghĩa vụ quân sự thì hình như chỉ điều chỉnh đối với những công dân trực tiếp gia nhập lực lượng vũ trang, trong khi đó thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ của toàn dân.

Tôi tán thành cao với việc bổ sung vào Điều 70, Chương IV một quan điểm quan trọng của Đảng về xây dựng nền quốc phòng nhân dân. Theo đó nền quốc phòng của chúng ta được xây dựng không chỉ dừng ở nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn hướng tới thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với những đòi hỏi của tình hình hội nhập toàn diện hiện nay.

Điều 71 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã bổ sung thêm những nhiệm vụ cụ thể của lực lượng vũ trang là bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Việc bổ sung những nhiệm vụ này chính là sự luật hóa quan điểm nhất quán của Đảng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, thể hiện rõ hơn bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân, sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Bổ sung những nội dung này là sự thể hiện rõ nét hơn tính Đảng của lực lượng vũ trang nhân dân.

Thực ra, các nhiệm vụ mới được đưa vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này từ trước đến nay vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà lực lượng vũ trang thực hiện. Lực lượng vũ trang đã thực hiện rất tốt, rất xuất sắc. Nhưng với việc quy định một cách rõ ràng cụ thể trong Hiến pháp sửa đổi lần này, chúng ta tiếp tục khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng vũ trang là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, cũng là bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước. Chúng ta cũng tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng vũ trang khi thực hiện các nghĩa vụ quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực. 

NGUYỄN ANH SƠN
(Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định)

Góp ý sửa đổi hiến pháp:

>> Khẳng định vai trò kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể

>> Cần bảo vệ quyền lợi kiều bào

>> Những thay đổi về chính quyền địa phương

>> Hiến định rõ quyền hành pháp của Chính phủ

>> Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp với yêu cầu phát triển 

Tin cùng chuyên mục