Hậu chiến Libya - Bắt đầu “chia phần”

Tới thời điểm này, có thể nói rằng cuộc chiến của NATO tại Libya đang đi tới bước ngoặt mới, trong đó lực lượng của nhà lãnh đạo Muanmar Gaddafi đang rút vào bí mật và như ông Gaddafi tuyên bố sẽ “trường kỳ kháng chiến”. Đây cũng là lúc các nước lớn tính đến lợi ích của mình ở Libya.
Hậu chiến Libya - Bắt đầu “chia phần”

Tới thời điểm này, có thể nói rằng cuộc chiến của NATO tại Libya đang đi tới bước ngoặt mới, trong đó lực lượng của nhà lãnh đạo Muanmar Gaddafi đang rút vào bí mật và như ông Gaddafi tuyên bố sẽ “trường kỳ kháng chiến”. Đây cũng là lúc các nước lớn tính đến lợi ích của mình ở Libya.

Lực lượng đối lập tại Benghazi bắn pháo sáng mừng chiến thắng tại Tripoli.

Lực lượng đối lập tại Benghazi bắn pháo sáng mừng chiến thắng tại Tripoli.

Mỹ chi phối Libya bằng tài chính
 
Vẫn còn quá sớm để nói về thành công của lực lượng nổi dậy Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) vì đất nước Libya gần như rệu rã suốt 6 tháng giao tranh vừa qua. Điều dễ thấy nhất lúc này, bước đi tiếp theo của các nước phương Tây. Báo Mỹ The Globe and Mail cho rằng thông qua cuộc chiến tại Libya, đã hình thành học thuyết của ông Obama, theo đó Mỹ không cần can thiệp bằng vũ khí hay đổ quân, chỉ để các đồng minh trong NATO gánh vác trách nhiệm.

Điều này thực sự rất có lợi cho Mỹ trong bối cảnh Mỹ không muốn có thêm một cuộc chiến nữa ngoài Iraq và Afghanistan cũng như nền kinh tế trong nước đang bệnh nặng. Quan trọng hơn, ông Obama không muốn gây thêm thù oán với thế giới Hồi giáo.

Nhưng đó mới chỉ là tiền đề, sắp tới Libya có ổn định hay vẫn tiếp tục cuộc nội chiến dai dẳng sẽ là thách thức đối với Mỹ. Hãng tin AP cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ công chúng Mỹ ủng hộ chính sách đối ngoại của ông Obama. Bản thân Tổng thống Obama cũng thừa nhận rằng chính phủ ông Gaddafi vẫn là mối đe dọa ở Libya. Do vậy, Tổng thống Barack Obama đã điện đàm với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về tình hình Libya.

Trong một thông báo đưa ra hôm 22-8, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Linsey Graham cho rằng thành công tại Libya đến quá trễ do Mỹ không yểm trợ đầy đủ hỏa lực. Hai TNS này cho rằng vấn đề sụp đổ của thể chế Gaddafi không đánh giá được sự thành công hay thất bại của chính sách can thiệp Mỹ mà chính là trật tự chính trị sắp tới tại Libya.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ dành 1 tỷ USD đến 1,5 tỷ USD từ tài sản phong tỏa của ông Gaddafi cho lực lượng đối lập. Mỹ hiện đang nắm giữ 37 tỷ USD tài sản của Chính phủ Gaddafi nhưng phần lớn là bất động sản.

Cũng theo AP, nếu Libya tiếp tục kéo dài bất ổn, giá dầu thế giới tiếp tục cao, đe dọa tiến trình phục hồi kinh tế Mỹ. Libya, nơi có trữ lượng dầu lớn nhất ở châu Phi, trước chiến tranh là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 12 trên thế giới với hơn 1,5 triệu thùng/ngày, hầu hết sang châu Âu.
 
Trung Quốc tranh phần
 
Trung Quốc là nước từng ủng hộ mạnh mẽ chính phủ của ông Gaddafi. Lúc đầu Bắc Kinh không can thiệp vào công việc nội bộ của Libya. Nhưng Bắc Kinh bỏ phiếu trắng trong nghị quyết cho phép NATO không kích Libya. Tiếp đó, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ các vụ ném bom của NATO vào Libya nhưng rồi sau đó có nhiều động thái gần gũi hơn với lực lượng đối lập NTC khi thấy tình hình chuyển biến bất lợi cho ông Gaddafi.

Trung Quốc đã tiếp phái đoàn này tới thăm Bắc Kinh hồi tháng 6, xem NTC là một bên đối thoại quan trọng và kêu gọi NTC thỏa hiệp với Chính phủ Gaddafi. Vì vậy, Trung Quốc không muốn đứng ngoài cuộc trong việc tái thiết Libya thời hậu chiến.
 
Ngày 24-8, Trung Quốc đề nghị LHQ dẫn đầu chương trình tái thiết Libya thời hậu chiến và thúc giục các bên tại Libya chuyển giao quyền lực êm thấm. Trung Quốc đã đầu tư khoảng 19 tỷ USD vào các dự án đường sắt, khai thác dầu, viễn thông… ở Libya.
 
Trong cuộc họp báo ngày 24-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc kêu gọi chuyển giao quyền lực chính trị êm thấm tại Libya và cho rằng NTC có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của Libya.

Treo giá ông Gaddafi 1,7 triệu USD

* Lực lượng đối lập Libya ngày 24-8 ra giải thưởng 1,7 triệu USD cho ai bắt được ông Gaddafi dù sống hay chết. Ông Gaddafi trước đó cho biết ông rút khỏi tổng hành dinh Bab al-Aziziya ở thủ đô Tripoli chỉ là “bước đi chiến thuật”.

* Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle tuyên bố dành cho NTC khoản vay 100 triệu euro nhằm hỗ trợ nhân đạo và dân sự.

* Đức, Anh và Pháp cũng đang tìm kiếm một nghị quyết của LHQ nhằm dỡ bỏ phong tỏa các tài sản của Libya.

* Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 24-8 tuyên bố nước Nga chuẩn bị thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với lực lượng đối lập Libya nếu họ có thể thống nhất nước này và bắt đầu tiến trình dân chủ mới.

KHÁNH MINH

- Thông tin liên quan:

>> Libya: Phe nổi dậy kiểm soát phần lớn thủ đô

>> Phe nổi dậy tiến vào thủ đô Libya

>> Cựu Thủ tướng Libya bỏ trốn

>> Nội chiến Libya sắp kết thúc?

Tin cùng chuyên mục