Sổ tay: Di sản và câu chuyện lợi ích nhóm

Đã 3 năm sau ngày khu di tích Hoàng thành Thăng Long nhận bằng Di sản văn hóa thế giới do UNESCO trao tặng và cũng bằng đó thời gian các nhà khoa học, lịch sử, quản lý luôn sống trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui bởi lẽ di sản quý của dân tộc đã được thế giới công nhận và vinh danh song điều mà tất thảy đều lo lắng là rất nhiều điểm khuyến nghị của ICOMOS (ủy bản tư vấn của UNESCO) đã được Chính phủ cam kết từ thời điểm cách đây 3 năm vẫn chưa được thực hiện.

Đã 3 năm sau ngày khu di tích Hoàng thành Thăng Long nhận bằng Di sản văn hóa thế giới do UNESCO trao tặng và cũng bằng đó thời gian các nhà khoa học, lịch sử, quản lý luôn sống trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui bởi lẽ di sản quý của dân tộc đã được thế giới công nhận và vinh danh song điều mà tất thảy đều lo lắng là rất nhiều điểm khuyến nghị của ICOMOS (ủy bản tư vấn của UNESCO) đã được Chính phủ cam kết từ thời điểm cách đây 3 năm vẫn chưa được thực hiện.

Cuối tuần qua, Hội đồng Tư vấn khoa học nghiên cứu bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội lại có cuộc họp rất căng thẳng xung quanh công tác bàn giao, tiếp nhận, quản lý và quy hoạch bảo tồn Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Trong đó điều khiến hội đồng lo lắng nhất và vấn đề làm thế nào để nhất thể hóa quản lý di sản theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO trước đây.

Di sản này về danh nghĩa là do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội quản lý nhưng trên thực tế nó lại bị chia sẻ bởi nhiều đơn vị khác nhau nên để châu về hợp phố là vô cùng nan giải. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội thì cái khó không chỉ ở việc thương lượng di dời khu biệt thự song lập tại Khu di tích Thành cổ Hà Nội thì khó khăn trong việc bàn giao còn do chính các đơn vị nhà nước gây ra. Cụ thể như việc khai quật khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu mặc dù đã kết thúc từ năm 2008, theo Luật Di sản thì toàn bộ diện tích khai quật cũng như các di vật, cổ vật, tài liệu đã phải được bàn giao lại cho đơn vị quản lý có trách nhiệm nhưng hiện công việc này vẫn chưa được tiến hành. Lý do mà Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm khảo cổ học tại đây đưa ra lý giải cho việc chậm trễ kéo dài hàng năm trời này là: khối lượng công việc chỉnh lý, nghiên cứu quá lớn, có rất nhiều tính khoa học phức tạp và còn rất nhiều vấn đề đang thực hiện dang dở, chưa hoàn thành.

Lý do này không được các nhà khoa học đồng tình thậm chí nhiều người còn đặt dấu hỏi nghi vấn liệu có “lợi ích nhóm” trong việc không kiểm kê, bàn giao di vật trong suốt một thời gian dài như vậy không. Một số ý kiến mạnh mẽ hơn khi đề xuất mời thanh tra của Bộ VH-TT-DL vào cuộc để có được đánh giá cụ thể về hiện trạng của các di vật cũng như các hố khảo cổ… Tất nhiên, rắc rối, vướng mắc nào thì cũng có giải pháp song điều dễ dàng nhận thấy và việc dây dưa giữa bên giao và nhận trong một thời gian dài như vật đã khiến di sản ngàn năm của cha ông đối mặt với tình trạng bị phá hủy, xuống cấp trầm trọng. Hơn thế, thời điểm sau 3 năm, khu di sản này được công nhận là Di sản thế giới, theo quy định của ủy ban di sản thế giới và công ước 1972 về di sản, ICOMOS sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Song với tình trạng “ông nói phải, vãi nói hay” cứ tiếp tục kéo dài như vậy không sớm thì muộn Hoàng thành Thăng Long cũng phải đối diện với nguy cơ bị đưa ra khỏi danh sách Di sản văn hóa thế giới.

MAI AN

Tin cùng chuyên mục