Lao động hái cà phê bị lừa

Tây Nguyên đang vào mùa thu hoạch cà phê, cũng là lúc vấn nạn cũ hết sức nhức nhối lại tiếp diễn. Đó là nạn lừa đảo lao động hái cà phê. Vấn nạn này xuất hiện khoảng 5 năm nay, do áp lực về thời gian thu hái, phơi sấy cà phê, nên các nhà vườn Tây Nguyên cần một lượng lao động thời vụ rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, các cơ sở môi giới lao động tự phát hình thành, có nơi công khai hợp pháp (có giấy phép hoạt động), có nơi lén lút, trá hình tại các quán cà phê.

Tây Nguyên đang vào mùa thu hoạch cà phê, cũng là lúc vấn nạn cũ hết sức nhức nhối lại tiếp diễn. Đó là nạn lừa đảo lao động hái cà phê. Vấn nạn này xuất hiện khoảng 5 năm nay, do áp lực về thời gian thu hái, phơi sấy cà phê, nên các nhà vườn Tây Nguyên cần một lượng lao động thời vụ rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, các cơ sở môi giới lao động tự phát hình thành, có nơi công khai hợp pháp (có giấy phép hoạt động), có nơi lén lút, trá hình tại các quán cà phê.

Hình thức hoạt động của các cơ sở môi giới lao động này là về các vùng quê nghèo, chủ yếu ở miền Trung, để tuyển lao động, rồi đưa vào các tỉnh Tây Nguyên “bán” lại các chủ vườn cà phê để lấy tiền phần trăm. Thông thường, một lao động được “bán” khoảng 500.000 - 700.000 đồng, chưa tính các khoản chi phí đi lại, ăn uống trên đường đi.

Về lý thuyết hình thức kinh doanh này hoàn toàn hợp pháp (nếu có giấy phép) và có lợi cho cả 3 bên: người lao động, người sử dụng lao động và đơn vị môi giới.

Tuy nhiên, thực tế, thời gian qua hoạt động này đã biến dạng và trở thành một vấn nạn nhức nhối, gây thiệt hại người lao động, người sử dụng lao động và khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương. Để tuyển được nhiều lao động, một số cơ sở môi giới đã tung lực lượng cò về các làng quê, họ đưa ra các thông tin sai lệch về mức tiền công và hình thức làm việc để dụ lao động. Chẳng hạn, họ đưa ra mức tiền công từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, đồng thời mô tả công việc nhẹ nhàng hơn so với thực tế.

Khi vào đến Tây Nguyên, người lao động mới vỡ lẽ tiền công thấp hơn, công việc lại vất vả hơn, thậm chí tháng lương đầu còn bị trừ tiền tàu xe. Nhiều người thấy không được như hứa hẹn, nên đã bỏ về quê. Khi đó, quyền lợi của người sử dụng lao động bị ảnh hưởng (mất tiền môi giới) nên đành bất đắc dĩ dùng “chiêu thức” nhốt giữ, bắt ép làm việc, hoặc buộc nộp tiền chuộc mới được về.

Những năm trước, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra và buộc một số cơ sở môi giới lao động ngừng hoạt động. Một số đối tượng có hành vi đánh đập, bắt ép lao động đã bị khởi tố, bắt giam.

Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa thể giải quyết triệt và tiếp tục tái diễn mỗi vụ cà phê.

NAM VIÊN

Tin cùng chuyên mục