Amsterdam với kế hoạch xe không khí thải

Amsterdam, thủ đô Hà Lan có kế hoạch táo bạo cấm tất cả các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2030. 
Một điểm sạc xe điện ở Amsterdam
Một điểm sạc xe điện ở Amsterdam

Nhưng nếu đạt được mục tiêu đó, họ chỉ còn một thập kỷ để xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp điện cho một thành phố toàn xe điện. Theo đó, từ năm 2020, một số xe dùng dầu diesel sẽ bị cấm ở trung tâm thành phố. Từ năm 2022, xe buýt và xe khách sẽ chỉ được phép vào trung tâm thành phố nếu có động cơ chạy bằng điện hoặc hydro, và đến năm 2030, tất cả các phương tiện giao thông trong thành phố đều không có khí thải.

Amsterdam hiện có 5 khu vực phát thải thấp, nơi các phương tiện gây ô nhiễm nhất bị cấm. Các khu vực này sẽ được mở rộng và các quy định thắt chặt hơn. Người dân đang được khuyến khích chuyển sang xe điện thông qua các chương trình trợ cấp chia sẻ xe. Nhưng thành phố dự báo việc cung cấp năng lượng cho rất nhiều xe điện mới có thể cần tới 23.000 điểm sạc vào năm 2025.

Amsterdam đã có khoảng 3.000 điểm sạc tại các bãi đỗ xe công cộng. Gần 1.000 điểm sạc mới đang được lắp đặt trên đường phố và bất kỳ ai mua xe điện đều có thể đăng ký điểm sạc trong khu phố của họ.

Vattenfall, công ty năng lượng châu Âu cung cấp điện từ các trang trại gió và Mặt trời, cũng như một số nhà máy chạy bằng khí đốt, đang là nhà cung cấp các điểm sạc cho nhiều nhà ở, doanh nghiệp và nơi công cộng ở Amsterdam.

Hiện tại có khoảng 17.000 xe điện ở Amsterdam nhưng có thể tăng gấp bốn lần trong 3 năm tới. Nhiều dịch vụ taxi đã chạy xe điện, nhưng không phải tất cả các chủ xe tư nhân đều có khả năng để thực hiện chuyển đổi.

Thành phố Amsterdam hy vọng rằng việc làm sạch không khí sẽ giúp tăng tuổi thọ trung bình của người dân thêm 3 tháng và giảm tới 9% lượng khí thải CO2. Các thành phố khác cũng đã bắt đầu cắt giảm các phương tiện gây ô nhiễm. Paris, Madrid, Athens và Mexico City đã cam kết sẽ cấm xe dùng dầu diesel vào năm 2025.

Đọc nhiều nhất

PlasticRoad ở Hà Lan

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, vật liệu xây dựng và hoạt động xây dựng đóng góp gần 40% tổng lượng CO2 mà con người tạo ra mỗi năm. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như kiểm soát việc khan hiếm nguồn cung, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng bền vững hơn.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.