Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) tiếp nhận ca trẻ em bị chó cắn rất nghiêm trọng: một bé trai 5 tuổi ở tỉnh Đắk Lắk bị chó cắn ở vùng mặt, được gia đình đưa về TPHCM cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Khi thú cưng nổi giận
Bệnh nhi này bị suy hô hấp, tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da vùng cổ, ngực, bụng. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng thủng khí quản của bệnh nhi có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên bé vẫn còn hôn mê. Khi người nhà phát hiện, răng chó còn cắm chặt vào mặt của cháu bé. Mảng da mặt bị đứt rời được gia đình bảo quản trong hộp nước đá và đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển về TPHCM mất khá nhiều thời gian, nên một phần da mặt đã bị hoại tử. Việc tạo hình cho bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khả năng thành công không cao.
Lâu nay, nhiều người nuôi thú cưng chỉ lo mỗi hiểm họa bị chó dại cắn. Tuy nhiên, thực tế mèo quào cũng hiểm nguy không kém, bởi lẽ động vật máu nóng khi quào hay cắn đều có thể gây bệnh dại như nhau.
Khi thú cưng nổi giận
Bệnh nhi này bị suy hô hấp, tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da vùng cổ, ngực, bụng. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng thủng khí quản của bệnh nhi có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên bé vẫn còn hôn mê. Khi người nhà phát hiện, răng chó còn cắm chặt vào mặt của cháu bé. Mảng da mặt bị đứt rời được gia đình bảo quản trong hộp nước đá và đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển về TPHCM mất khá nhiều thời gian, nên một phần da mặt đã bị hoại tử. Việc tạo hình cho bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khả năng thành công không cao.
Lâu nay, nhiều người nuôi thú cưng chỉ lo mỗi hiểm họa bị chó dại cắn. Tuy nhiên, thực tế mèo quào cũng hiểm nguy không kém, bởi lẽ động vật máu nóng khi quào hay cắn đều có thể gây bệnh dại như nhau.
Đưa bàn tay còn quấn băng, bà Hai, 79 tuổi, nhà ở đường Mê Linh (phường 19, quận Bình Thạnh, TPHCM), buồn rầu cho biết: “Cách nay hơn 2 năm, tôi gặp một con mèo bị người ta bỏ trong cái hộp giấy, thấy thương nên mang về nuôi. Nó ốm yếu, nhỏ xíu như bao thuốc lá. Tôi phải đưa nó đi thú y để chữa bệnh. Nó khỏi bệnh và quấn quýt bên tôi cả ngày. Gần 1 tháng sau, nó bỏ nhà đi đâu mất biệt. Cách đây mấy ngày, nó về nhưng không vào nhà, mà đứng ở ngoài cửa. Sợ nó lạnh, tôi đến bồng nó. Mình nâng niu như thế, nhưng không hiểu sao, nó quào cắn tôi trầy trụa cả bàn tay”. Con bà Hai tức tốc đưa bà Hai ra trạm y tế gần nhà, bác sĩ trưởng trạm băng bó vết thương và khuyên bà Hai nên đi tiêm chủng ngừa bệnh dại. Trưa nắng chang chang, nhưng người con không dám chậm trễ. Tuy vậy, các bệnh viện đều hết thuốc ngừa. Chỉ duy nhất Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM còn thuốc ngừa, chích cho bà Hai.
Bà Hai nói: “Bác sĩ dặn tôi phải chích đủ 5 liều. Tốn tiền mình không buồn, chỉ giận con mèo sao lại hung dữ với tôi như vậy. Sau khi cắn tôi, nó lại bỏ nhà đi đâu mất rồi”.
Không thể chần chừ
Không thể chần chừ
Bác sĩ Mai Xuân Thông, Trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết: “Chó hay mèo quào thì không gây bệnh. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý, cả 2 động vật này đều có thói quen dùng miệng liếm chân. Miệng chó và mèo có nhiều virus gây bệnh. Virus bệnh dại lây truyền từ đây. Do vậy, khi bị chó cắn hay mèo quào thì phải thực hiện ngay các giải pháp ngăn ngừa. Trước tiên là dùng xà phòng rửa sạch vết thương, nên rửa vết thương dưới vòi nước khoảng vài phút. Thao tác này nhằm ngăn chặn không cho virus di chuyển vào cơ thể. Dứt khoát không được nặn hay bóp vết thương, vì làm như vậy thì virus sẽ vào cơ thể nhanh hơn. Nhiều người thường nghe lời truyền miệng đắp đậu xanh, ớt hay cây cỏ. Chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh việc làm đó đúng. Sau khi sát trùng vết thương bằng thuốc đỏ hay Povidine, cần tức tốc đến bệnh viện để tiêm thuốc ngừa liền”.
Bệnh dại có thời gian ủ bệnh rất lâu và ít có triệu chứng, biểu hiện gì. Bác sĩ Mai Xuân Thông cho biết thêm: “Dân gian thường nói bệnh dại xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng 10 ngày. Thực tế không phải vậy, thời gian ủ bệnh có thể là 1 tuần lễ, 15 ngày và có khi đến 10 năm. Bệnh viện của chúng tôi đã từng tiếp nhận bệnh nhân như vậy. Tôi xin nhấn mạnh là nếu người dân bị chó cắn hay mèo quào thì nhất thiết phải đến ngay bệnh viện để tiêm ngừa. Nếu để lên cơn dại thì “bó tay”. Bệnh dại chỉ phòng ngừa và không chữa được. Tại thời điểm này, không những ở Việt Nam mà y học thế giới vẫn chưa có thuốc chữa bệnh dại. Ở TPHCM, có 2 điểm chích ngừa bệnh dại là Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Riêng bệnh viện của chúng tôi bố trí các y, bác sĩ trực tiêm chủng ngừa bệnh dại 24/24 giờ; vào cả những ngày nghỉ lễ, tết”.
Bệnh dại có thời gian ủ bệnh rất lâu và ít có triệu chứng, biểu hiện gì. Bác sĩ Mai Xuân Thông cho biết thêm: “Dân gian thường nói bệnh dại xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng 10 ngày. Thực tế không phải vậy, thời gian ủ bệnh có thể là 1 tuần lễ, 15 ngày và có khi đến 10 năm. Bệnh viện của chúng tôi đã từng tiếp nhận bệnh nhân như vậy. Tôi xin nhấn mạnh là nếu người dân bị chó cắn hay mèo quào thì nhất thiết phải đến ngay bệnh viện để tiêm ngừa. Nếu để lên cơn dại thì “bó tay”. Bệnh dại chỉ phòng ngừa và không chữa được. Tại thời điểm này, không những ở Việt Nam mà y học thế giới vẫn chưa có thuốc chữa bệnh dại. Ở TPHCM, có 2 điểm chích ngừa bệnh dại là Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Riêng bệnh viện của chúng tôi bố trí các y, bác sĩ trực tiêm chủng ngừa bệnh dại 24/24 giờ; vào cả những ngày nghỉ lễ, tết”.