Đoàn đại biểu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” TPHCM về Làng Sen quê Bác

Ngày 23-11, đoàn đại biểu điển hình tiên tiến “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” tại TPHCM với hơn 100 đại biểu là cán bộ, công chức và điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của TPHCM, giai đoạn 2014 – 2022 đã đến tỉnh Nghệ An thăm quê Ngoại của Bác Hồ tại làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn).

Hoạt động nằm trong chuyến “Hành trình về nguồn” do UBND TPHCM phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức cho các tập thể và cá nhân đã được tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của TPHCM, giai đoạn 2014 – 2022.

Với nhiều gương điển hình, đây là lần đầu tiên được đặt chân đến quê hương Bác. Trước cảnh vật mộc mạc nhưng đầy trang nghiêm của quê Bác, được chiêm ngưỡng các hiện vật còn lưu giữ và qua lời kể, các gương điển hình không khỏi bồi hồi, xúc động.

Những điển hình tiên tiến “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của TPHCM đến Làng Sen quê Bác

Những điển hình tiên tiến “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của TPHCM đến Làng Sen quê Bác

Lần đầu tiên được đến thăm quê Bác, ông Đỗ Văn Út (quận Phú Nhuận, TPHCM) vô cùng xúc động. Nhìn căn nhà lá đơn sơ, giản dị của gia đình Bác, ông bùi ngùi. “Được nhìn thấy quê hương Bác, vào Lăng viếng Bác là niềm mong mỏi cả đời. Tôi không nghĩ những việc làm thầm lặng của mình lại đưa tôi về với Bác”, ông Út bày tỏ.

Hơn 20 năm qua, tiệm sửa xe nhỏ của ông Út bên góc đường đã giúp không biết bao nhiêu người khuyết tật, người già, người lỡ đường xe hư. Rồi tủ thuốc, tủ bánh mì của ông cũng hỗ trợ bao nhiêu người cơ nhỡ. Nhất là việc hỗ trợ người dân nghèo, khó khăn chiếc quan tài khi mất là điều ý nghĩa ông Út và các nhà hảo tâm đã làm từ nhiều năm qua.

Các thành viên trong đoàn xúc động khi nghe về câu chuyện của Bác Hồ tại chính quê Bác

Các thành viên trong đoàn xúc động khi nghe về câu chuyện của Bác Hồ tại chính quê Bác

Còn với cựu Thanh niên xung phong Trần Thị Kim Hai (huyện Bình Chánh), dù nhiều lần được về thăm quê Bác, nhưng chuyến đi về nguồn lần này vô cùng ý nghĩa. Bởi bà được gặp gỡ những tấm gương thầm lặng với những việc làm vô cùng ý nghĩa cho cộng đồng. “Chuyến đi động viên, khuyến khích tôi và các tấm gương thầm lặng thêm động lực để làm thêm nhiều việc tốt hơn nữa. Từ đó có thể giúp những mảnh đời khó khăn, cũng như cuộc sống người dân ở địa phương ngày càng tốt hơn”, bà Kim Hai chia sẻ.

Đoàn đến quê nội của Bác và chụp ảnh lưu niệm trước căn nhà ba gian của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đoàn đến quê nội của Bác và chụp ảnh lưu niệm trước căn nhà ba gian của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đoàn cũng đến quê nội của Bác Hồ, thăm ngôi nhà ba gian của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Bác Hồ. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như: hai bộ phản gỗ, chiếc giường, rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, mâm bằng gỗ sơn đen…

Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam TPHCM Phạm Minh Tuấn thay mặt đoàn dâng hương báo công lên Bác tại Nhà tưởng niệm
Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam TPHCM Phạm Minh Tuấn thay mặt đoàn dâng hương báo công lên Bác tại Nhà tưởng niệm

Tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Làng Sen, đoàn đã thực hiện nghi thức dâng hương, dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các thành viên trong đoàn dâng nén hương thơm lên mộ bà Hoàng Thị Loan

Các thành viên trong đoàn dâng nén hương thơm lên mộ bà Hoàng Thị Loan

Cùng ngày, đoàn cũng đến núi Động Tranh viếng mộ Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ và thăm địa chỉ đỏ Truông Bồn. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Truông Bồn là trọng điểm trên con đường chiến lược chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nơi này đã có 1.240 người con ưu tú thuộc các lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến ngã xuống.

Với nhiều thành viên trong đoàn, đây là lần đầu tiên được đặt chân đến quê hương Bác

Với nhiều thành viên trong đoàn, đây là lần đầu tiên được đặt chân đến quê hương Bác

Tin cùng chuyên mục