Giá bất động sản Bàu Bàng đứng trước cơ hội bứt phá từ khu công nghiệp

Sở hữu hệ thống hạ tầng chỉnh chu và sức hút lớn từ dòng vốn ngoại (FDI) đang tạo cho giá bất động sản (BĐS) tại huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) nhịp tăng đều mỗi năm. Nhiều chuyên gia nhận định, giá BĐS tại đây đang bước vào thời kỳ tăng mạnh, trước xu hướng công nghiệp trở thành ngành mũi nhọn của Bàu Bàng.
Khu công nghiệp Chơn Thành, một trong những khu công nghiệp lớn tại Bàu Bàng
Khu công nghiệp Chơn Thành, một trong những khu công nghiệp lớn tại Bàu Bàng

Khảo sát thực tế cho thấy, các nhà đầu tư tại Bàu Bàng khoảng 3 năm gần đây đã nắm trong tay trung bình từ 20-30% tiền sinh lời từ đất. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu dịch chuyển phân khúc đầu tư từ đất nền sang nhà xây sẵn trong khu đô thị. 

“Phân khúc đất tại huyện Bàu Bàng từ xưa vẫn chủ yếu là đất nền. Tuy nhiên, nhờ chuyển đổi kinh tế, khi các khu công nghiệp được đẩy mạnh phát triển, nhiều phân khúc BĐS cũng hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua, mở ra nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà đầu tư chúng tôi. Tôi nhận thấy đầu tư vào nhà liền thổ đem lại khả năng sinh lời từ nhiều hướng, như ngoài mua đi bán lại thì còn có thể cho thuê”, anh Tâm ngụ tỉnh Bình Dương, cho biết. 

Bên cạnh đó, người dân hiện nay có nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2 khá lớn. Từ báo cáo tâm lý người tiêu dùng BĐS Việt Nam đầu năm 2022 chỉ ra rằng, 92% người có ý định mua nhà và hơn 75% chủ sở hữu BĐS muốn mua thêm một tài sản khác, trong khi vẫn giữ BĐS hiện tại. 

Trong khi đó, tại Bàu Bàng, lượng cầu thì lớn nhưng nguồn cung khá hạn chế, đây chính là cơ hội cho các nhà phát triển BĐS để gom quỹ đất và triển khai dự án. Một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy giá BĐS Bàu Bàng tăng nhanh hàng năm đến từ sự xuất hiện của các khu công nghiệp. Khu công nghiệp đã mở ra trang mới cho Bàu Bàng, từ một huyện thuần nông, đến nay tỷ trọng công nghiệp đã chiếm phần lớn. 

Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, huyện Bàu Bàng vẫn thu hút thêm 11 dự án đăng ký đầu tư mới với số vốn gần 164 triệu USD, 7 dự án đăng ký tăng thêm vốn gần 646 triệu USD; nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn lên 209 dự án, tổng vốn hơn 4,3 tỷ USD. 

Sản xuất công nghiệp của huyện tăng khoảng 15,61% với giá trị ước đạt gần 25.000 tỷ đồng (kế hoạch năm 2021 tăng từ 20-22%), doanh thu từ hoạt động thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng ấn tượng, gần 17%. Năm 2022, huyện Bàu Bàng cũng đặt mục tiêu sẽ tạo việc làm mới cho 4.000 - 5.000 lao động.

Phúc An Ashita – Khu đô thị chuẩn sống phong cách Nhật tại huyện Bàu Bàng
Nhờ bộ mặt hạ tầng bài bản với nhiều tuyến đường trọng điểm, là chìa khoá “vạn năng” đem đến nhiều cơ hội cho Bàu Bàng. Điểm qua những tuyến đường chính sẽ thấy, Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 giao nhau tại thị xã Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) là tuyến giao thông quan trọng nối Tây Nguyên và các tỉnh khác trong khu vực. Năm 2020, tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối đến trung tâm huyện Bàu Bàng (đường tạo lực Mỹ Phước - Bàu Bàng) tạo cho Bàu Bàng có điều kiện giao thông nhanh tới TPHCM và các đầu mối giao thông quốc tế như sân bay quốc tế Long Thành, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng nước sâu Thị Vải, cảng Cát Lái...

Đáng chú ý, Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch nối liền Bình Dương với các tỉnh lân cận đã và đang được nâng cấp và mở rộng lên 6 làn xe. Do đó, lựa chọn đầu tư hay sở hữu nhà ở trên trục đường này sẽ mang lại khả năng sinh lợi cao so với các khu vực khác.

Hiện nay, trên trục đường này xuất hiện khu đô thị đang được xây dựng với hơn 500 căn, gồm nhà phố và biệt thự, kèm theo đó nhiều hệ thống tiện ích bên trong khu công viên Nhật, hồ bơi, clubhouse... Được biết, dự án có tên Phúc An Ashita do Trần Anh Group phát triển, mỗi căn đang có giá chào bán ban đầu chỉ từ 2,1 tỷ đồng. Nhà đầu tư đánh giá, sản phẩm xây sẵn và diện tích thông thoáng 1 trệt 2 lầu tại Phúc An Ashita được bán với giá như trên khá mềm. Đây cũng là dòng sản phẩm khan hiếm tại thị trường Bàu Bàng.

Tin cùng chuyên mục