Vụ tai tiếng ở Ngân hàng Société Générale - Bài 1: Xì căng đan tài chính thế kỷ?

Thêm một nhân viên SG bị bắt
Vụ tai tiếng ở Ngân hàng Société Générale - Bài 1: Xì căng đan tài chính thế kỷ?

Thứ năm ngày 24-1-2008, 8g, một thông báo của Société Générale (SG hay SocGen) - ngân hàng lớn thứ ba nước Pháp - được gửi tới các tòa soạn báo: SG bị thiệt hại 7 tỷ euro, trong đó 4,9 tỷ là hậu quả của những việc làm có tính chất sai trái của một nhân viên trader (người thực hiện những vụ mua bán tài chính), một con số vô tiền khoáng hậu trong lịch sử ngành tài chính thế giới…

“Bom nổ giữa trời quang”

Vụ tai tiếng ở Ngân hàng Société Générale - Bài 1: Xì căng đan tài chính thế kỷ? ảnh 1

Tổng giám đốc SG Daniel Bouton

Trong thông báo, ngân hàng thừa nhận mình mất 2 tỷ euro do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất đang diễn ra trên nước Mỹ. Trước tình trạng khẩn cấp, SG buộc phải tiến hành một cuộc huy động vốn nhằm tăng tổng số vốn lên thêm 5,5 tỷ euro. Mặc dầu vậy, SG khẳng định năm tài chính 2007 của họ vẫn có lời.
 
Tuy nhiên, bản thông báo đặc biệt nhấn mạnh “sự gian lận hiếm có” của một nhân viên diễn ra trong suốt năm 2007 và đầu năm 2008 vừa bị phát hiện vào ngày chủ nhật 20-1 trước đó. Bản tin 8g của hãng thông tấn Pháp AFP ngay lập tức đưa tin về vụ xì căng đan mà mức độ nghiêm trọng chưa hề có tiền lệ này.

Kể từ khi khám phá ra sự việc, những người lãnh đạo SG chỉ còn độc nhất một nỗi ám ảnh: cứu vãn nhà băng và nhất là cứu vãn hình ảnh của nó. Một ban xử lý thông tin trong cơn khủng hoảng được thành lập bên cạnh chủ tịch - Tổng Giám đốc Daniel Bouton và Giám đốc Thông tin Hugues Le Bret.

Một số cố vấn và công ty chuyên về PR cũng được SG mời giúp nhằm có được “cái nhìn từ phía bên ngoài” về vụ việc. Ngân hàng đã gửi thư tới các cổ đông và khách hàng của mình (22,5 triệu cá nhân ở Pháp và trên thế giới) thông báo sự việc. 11g, một cuộc họp báo được tổ chức ngay tại trụ sở chính của ngân hàng nằm trong khu áp phe La Défense (Paris). 13g, các đài truyền hình trên toàn nước Pháp truyền đi hình ảnh cuộc họp báo…

Ở tất cả các tòa soạn, người ta tìm cách xác định tên tuổi kẻ được cho là “thủ phạm”. 12g27 (giờ Anh), Stanley Pignal, phóng viên tập sự của tờ Financial Times làm việc ở London, thông báo bằng thư điện tử cho các đồng nghiệp: “Chúng tôi đã có tên của kẻ đó!”, Jérôme Kerviel. Sau khi được kiểm tra, thông tin được phát đi trên bản Financial Times điện tử vào lúc 15g30 (giờ Pháp) cùng với hình ảnh của kẻ “phạm tội”.

Nhiều nhà báo cho rằng việc làm này của Financial Times điện tử đã làm ảnh hưởng tới cả cuộc đời một con người, khi trách nhiệm của anh ta trong toàn bộ sự việc còn đang trong vòng nghi vấn. Dẫu thế nào, giới truyền thông thật khó lòng bỏ qua một “tin động trời” đáng giá ngàn vàng như thế!

Sự việc xảy ra đúng ngày hội nghị thượng đỉnh - diễn đàn kinh tế Davos nhóm họp ở Thụy Sĩ quy tụ nguyên thủ quốc gia các nước và rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu. Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng trước số tiền khổng lồ trên và nhất là rất thận trọng khi bình luận sự việc.

Trên thị trường chứng khoán cùng ngày, cổ phiếu của SG mất giá 4,14%. Người ta còn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của vụ việc tới uy tín của nhà băng cũng như tới thị trường tài chính và chứng khoán nước Pháp nói chung…

Jérôme Kerviel là ai?

Thứ sáu, hình ảnh của Jérôme Kerviel được các đài truyền hình trên khắp thế giới truyền đi. Anh ta cũng có mặt trên trang nhất các tờ báo. “Người làm nổ tung nhà băng” - tờ Le Parisien giật tít; “Người làm Société Générale thiệt hại 5 tỷ” - Le Figaro viết; “Rogue trader costs SocGen 5 bn euro” (Trader gian lận làm SG phải trả giá 5 tỷ euro) - theo Financial Times… Các phương tiện truyền thông tìm mọi cách phỏng vấn Jérôme Kerviel nhưng anh này không xuất hiện…

Thêm một nhân viên SG bị bắt

Hôm qua, 12-3, cảnh sát Pháp đã bắt tạm giam thêm một nhân viên của SG do có liên quan vụ bê bối của Jérôme Kerviel. Cảnh sát đã lục soát phòng giao dịch của SG nằm trong khu phố thương mại La Défense ở ngoại ô Paris.

Melody Jeannin, một nữ phát ngôn của SG đã xác nhận tin trên nhưng không cho biết danh tính của người mới bị bắt. Tuy nhiên, nhiều nhân viên ngân hàng cho các nhà báo biết đó là Manuel Zabraniecki, 29 tuổi, làm việc trong nhóm giao dịch cổ phiếu của SG từ tháng 10-2006.

Zabraniecki là một trong số 11 người trong “danh sách bạn hữu” của Kerviel. Danh sách này nằm trong phần giới thiệu về Kerviel do chính anh ta đưa lên mạng xã hội Facebook.

Ngay sau khi vụ bê bối SG nổ ra, thông tin của Kerviel trên Facebook đã bị xóa bỏ. Vụ bắt giữ Zabraniecki diễn ra 2 ngày trước khi Tòa án Paris họp tiếp về vụ bê bối ở SG.
 

NGỌC TRUNG (theo IHT, AFP

Người được coi là tác giả của vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử năm nay 31 tuổi, sống ở vùng Neuilly-sur-Seine (ngoại ô Paris) trong một căn hộ thuê rộng 50m2, làm việc ở khu tài chính La Défense đã 8 năm nay.

Jérôme Kerviel sinh ra tại một thành phố nhỏ thuộc vùng Bretagne ven bờ biển Đại Tây Dương.

Ở đó mẹ anh ta có một tiệm uốn tóc, còn cha anh làm nghề thợ rèn thủ công. Đó là một gia đình gắn bó, khá giả, theo đạo Thiên Chúa, hai người con trai của họ đều chơi nhiều môn thể thao. Bạn cũ nhớ lại Kerviel là người “có uy tín, ảnh hưởng”.

Ở trường trung học, Jérôme Kerviel chọn Phân ban Kinh tế, sau đó vào học Khoa Khoa học kinh tế Trường Đại học Quimper. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp cao học Trường Đại học Lyon III, Jérôme Kerviel có thời gian thực tập 6 tháng ở Ngân hàng quốc gia Paris BNP.

Một “hành trình” không khác lắm với nhiều trader khác, hầu như không có gì đặc biệt, nhất là không có những “triệu chứng” có thể giúp cắt nghĩa được việc làm của anh ta ở SG. Ngay các giáo sư của Kerviel ở trường đại học cũng không nghĩ rằng anh ta có thể làm một việc như thế.

NGUYỄN VŨ (theo Le MondeLe Figaro)


Bài 2: Truy tìm “thủ phạm
 

Tin cùng chuyên mục