155 năm kết thúc lịch sử Samurai-Bài 1: Dấu ấn Samurai

Biểu tượng anh hùng vĩ đại
155 năm kết thúc lịch sử Samurai-Bài 1: Dấu ấn Samurai

Khi Samurai xuất hiện trên con phố đông người tại Edo (Tokyo tương lai), tất cả đều cúi đầu không dám nhìn thẳng và vội vã né sang bên nhường lối. Không thể nhầm lẫn Samurai với thành phần xã hội nào khác. Chỉ Samurai - từng là thành phần đẳng cấp cao nhất xã hội Nhật - mới có quyền mang hai thanh kiếm, một ngắn, một dài, biểu tượng cho uy quyền mình. Vận kimono, chàng Samurai với cái đầu cạo giữa chừa tóc hai bên đi ung dung và cao ngạo. Chính quyền không cần Samurai làm việc mà chỉ yêu cầu họ bảo vệ đất nước khi có loạn. Và nếu thường dân nào dám cãi lệnh hoặc va phải thanh gươm, Samurai có quyền giết chết kẻ đó ngay lập tức!

Biểu tượng anh hùng vĩ đại

Samurai từng ảnh hưởng lịch sử nước Nhật trong gần 700 năm, từ 1185 đến 1867, giai đoạn xảy ra không ít sự kiện đẫm máu không khác mấy so với thời La Mã cổ đại hay châu Âu Trung cổ.

Trong thực tế, hiệp sĩ châu Âu xa xưa có thể có mối quan hệ lịch sử gần gũi với Samurai. Như hiệp sĩ châu Âu, Samurai cũng hình thành quân đội, gồm thủ lĩnh thị tộc và các chiến binh trung thành. Với sức mạnh tăng dần, Samurai từng có lúc lấn át vị trí tối cao của Nhật hoàng. Đó là thời của các shogun (tướng quân). Oai nghi Samurai chỉ bị lu mờ và thời huy hoàng Samurai chỉ kết thúc khi tàu chiến Mỹ cập cảng Nhật và chứng minh rằng sức mạnh từ dũng khí Samurai không thể địch lại đại bác Mỹ. Sự thống trị của Samurai kết thúc.

Năm 2003, nước Nhật kỷ niệm 400 năm cột mốc khai sinh kỷ nguyên Edo (1603-1867). Cũng trong năm 2003, Hollywood tung ra bộ phim sử thi The Last Samurai (với sự thủ diễn của Tom Cruise). Và như vậy, cùng chương trình lễ hội 400 năm khai sinh Edo với những hình ảnh gợi nhớ Samurai, người ta có thể thấy

155 năm kết thúc lịch sử Samurai-Bài 1: Dấu ấn Samurai ảnh 1

Kiếm sĩ Samurai

Samurai thật ra chưa bao giờ biến mất khỏi xã hội Nhật. Tại bất kỳ thành phố hoặc thị trấn nào ở Nhật, người ta cũng thấy hình ảnh Samurai: trên bích chương điện ảnh, pa nô tuyên truyền chống say rượu lái xe, băng rôn viện bảo tàng, bìa truyện tranh…

Vào ngày 5-5 hàng năm (lễ thiếu nhi), người ta tôn vinh sinh lực cường tráng - linh hồn sức mạnh Samurai - và chúc sức khỏe cho các bé trai. Tại sao hình ảnh Samurai sống dai dẳng trong nền văn hóa Nhật? Đơn giản, Samurai là một trong những biểu tượng anh hùng vĩ đại nhất lịch sử văn minh thế giới, từng bao lần được huyền thoại hóa với bóng dáng kiêu hùng và dũng mãnh của tay kiếm khách cô độc trừ gian diệt bạo…

Trong bài viết công phu trên National Geographic, tác giả Tom O’Neil cho biết Samurai xuất hiện vào thế kỷ 10 và thoạt đầu chỉ gồm các võ sĩ làm thuê cho giới chủ đất giàu có hoặc thành phần quý tộc tại kinh thành. Qua thời gian, sức mạnh các bộ tộc vùng quê tăng dần và bộ tộc nào có nhiều Samurai can trường và liều lĩnh nhất sẽ được xem là bộ tộc được kính trọng nhất. Đó cũng là giai đoạn mà vị trí tối thượng của Nhật hoàng dần lu mờ.

Sau những cuộc tranh giành, hai bộ tộc mạnh nhất - Taira và Minamoto - bắt đầu nổi lên như hai đối thủ lớn nhất. Trong cuộc tranh giành quyền cai trị đất nước, chiến binh Samurai Minamoto thắng thế năm 1185 và thủ lĩnh họ, Yoritomo, củng cố quyền lực tại kinh đô mới ở ngôi làng chài Kamakura (Đông Nhật). Yoritomo trở thành shogun đầu tiên.

Các cuộc chiến giữa những bộ tộc thời kỳ này không phải là trận giao tranh giữa hai đội quân. Thông thường, một chiến binh từ hàng ngũ bên kia phóng ngựa giữa chiến tuyến, dõng dạc xưng tên và thành tích, như một cách thách đấu: “Này, ta là Kajiwara Heizo Kagetoki, hậu duệ thứ năm từ dòng tộc Gongoro Kagemasa ở Kamakura, chiến binh lừng danh vùng phía Đông. Năm 16 tuổi, ta từng bị một mũi tên đâm xuyên nón sắt trúng mắt trái, ta nhổ nó ra và bắn lại kẻ đã bắn ta…”.

Sự kinh hoàng từ lưỡi gươm Samurai

Qua thời gian, lối giao chiến kiểu “hào khí ngất trời” bắt đầu biến mất, khi các đội quân Samurai ngày càng đông và bộ binh bắt đầu nhiều hơn kỵ binh. Tuy nhiên, lòng cao ngạo và danh dự của Samurai tiếp tục tồn tại. Khi bị bắt, hầu hết chiến binh Samurai bại trận luôn gan dạ thực hiện seppuku (tự mổ bụng). Không như hình dung qua các câu chuyện hoặc bộ phim huyền thoại hóa Samurai, chiến binh Samurai cũng thường chặt đầu kẻ thù. Khi cuộc chiến kết thúc, Samurai chặt đầu kẻ thù và nộp cho tướng quân để được tưởng thưởng (vàng, bạc hoặc đất đai). Và rồi, phần mình, tướng quân cũng cho bêu đầu kẻ thù nơi công cộng để tỏ rõ uy danh.

Hình ảnh chặt đầu kẻ thù của Samurai hiện thỉnh thoảng xuất hiện trong các tuồng kịch cổ. Tại nhà hát Kabukiza ở khu Ginza (Tokyo), khán giả vẫn có thể chứng kiến cảnh anh hùng Samurai Gongoro chặt đầu hàng loạt kẻ thù…

Sự kinh hoàng và tàn bạo thoát ra từ lưỡi gươm Samurai dường như xảy ra vào thời chiến tranh Mông  Cổ, khi Samurai đương đầu với giặc ngoại xâm. Hai lần, cuối thế kỷ 13, hậu duệ Thành Cát Tư Hãn đã tấn công Nhật từ biển. Cả hai lần đều may mắn xảy ra các trận bão lớn, cứu Nhật khỏi bị cày nát bởi vó ngựa hung Mông. Trong cuộc chiến lần thứ hai và được bão lớn giúp đẩy lùi quân Mông, người Nhật gọi trận bão này là kamikaze (thần phong - từ mà sau này đã khiến quân đội Mỹ kinh khiếp với trận Trân Châu Cảng vào Thế chiến thứ hai).

Bài 2: binh đao Samurai trong lịch sử Nhật

Phúc Cẩm (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục