Khách hàng “ngán” hàng giá rẻ?!

Khách hàng “ngán” hàng giá rẻ?!

Một điều tra ở giới tiêu dùng trung lưu cho ra kết quả thật bất ngờ: không thích hàng giá rẻ, không quan tâm hàng giảm giá, ngại mua hàng khuyến mãi! Chính câu trả lời “tiền nào của nấy” đã nói lên sự lựa chọn sản phẩm một cách thận trọng của những khách hàng thông minh trong thời gian gần đây!

  • Hàng rẻ tiền + xài hư liền = giá mắc!

“Ham hàng giá rẻ, mua xài vài ngày bị hư còn… rước thêm cục tức! Kinh nghiệm của tôi là có tiền thì xài hàng xịn, hàng có thương hiệu rõ ràng cho chắc ăn” - Chị Nguyễn Hải Giang (quận 12) nói thẳng. Cũng giống chị Giang, nhiều khách hàng giờ đây ngán ngẩm với những sản phẩm điện tử giảm giá, chất đống như hàng xôn. Bởi hàng giá rẻ, không chỉ chất lượng thấp mà theo anh Nguyễn Văn Thành, một người am hiểu về kỹ thuật cho biết kinh nghiệm của mình là không nên mua hàng giá rẻ, vì bài toán kinh tế không cao.

Hàng điện gia dụng hiện rất nhiều chủng loại để khách hàng tha hồ chọn lựa

Hàng điện gia dụng hiện rất nhiều chủng loại để khách hàng tha hồ chọn lựa

Anh lý giải, sản phẩm giá rẻ thì chất lượng kém, tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Khách hàng chỉ thấy được giá đầu tư mua sản phẩm ban đầu thấp, nhưng không chú ý đến việc tiêu hao năng lượng nhiều, mỗi tháng khách hàng phải trả tiền điện cao hơn do sản phẩm giá rẻ gây ra. Ví dụ, mua máy giặt giá rẻ về xài vài ngày là máy kêu ầm ầm, giặt tốn điện, tốn nước nhiều hơn, rồi vài năm lại hư. Trong khi đó, mua hẳn một chiếc máy xịn, chạy im ru, giặt đồ sạch bóng lại ít tốn nhiên liệu, thời gian sử dụng lên hàng chục năm. Như vậy, tính ra mua hàng nhiều tiền thành rẻ hơn!. Đó là chưa kể, hàng giá rẻ, không đảm bảo an toàn khi sử dụng, nhỡ xảy ra chập điện, nổ còn nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy, lời khuyên của các khách hàng chuyên nghiệp là “tiền nào của nấy”, đừng ham rẻ mà tiền mất tật mang.

  • Chọn hãng “hậu mãi” tốt

Thị trường hàng hóa hiện nay khá đa dạng, do vậy, khách hàng dễ dàng bị hút vào những sản phẩm lạ mắt, giá rẻ. Đó chính là cái bẫy mà khách hàng ngây thơ thường mắc phải. Nhưng những khách hàng chuyên nghiệp khuyên, khi mua hàng đừng quan tâm nhiều đến những món hàng khuyến mãi đi kèm, bởi hàng khuyến mãi đi kèm thường được “hét” giá lên nhưng chất đó thường là hàng Trung Quốc hoặc hàng quá đát, lỗi thời. Vấn đề cần chú ý là xem các chính sách hậu mãi của sản phẩm, như được bảo hành bao lâu, hệ thống bảo hành có rộng khắp không, sản phẩm thay thế có không, giá cả sản phẩm thay thế như thế nào… Có trường hợp mua chiếc điện thoại di động giá 1,8 triệu nhưng pin hư thay đến 500.000 đồng, màn hình hư thay đến 1,2 triệu đồng. Như vậy lỡ tay đánh rơi, hư màn hình coi như bỏ cả máy.

Khách hàng chen nhau mua hàng khuyến mãi

Khách hàng chen nhau mua hàng khuyến mãi

Chị Trần Nhật Linh cho biết, dù hiện nay Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng quy định bảo hành 3 lần mà không khắc phục được sự cố thì được đổi hàng mới. Thế nhưng, nếu mua trúng hàng kém chất lượng, thời gian, công sức đâu để theo đuổi bảo hành, như thế chẳng khác nào “của hành người”. Do vậy, kinh nghiệm của chị là nên mua hàng chính hãng, mua hàng của những thương hiệu nổi tiếng, có chính sách bảo hành uy tín, rõ ràng. Với chị, muốn mua máy vi tính nên đến những điểm bán máy tính chuyên nghiệp như Phong Vũ để được chuyên viên tư vấn giúp đỡ, chọn sản phẩm thì nên chọn những thương hiệu nổi tiếng như Dell, Sony Vaio, hoặc rẻ tiền là Lenovo… Đừng nên đến những cửa hàng “tạp kỹ”, cái gì cũng có, nhân viên tư vấn lại hướng mình mua những mặt hàng lạ (vì họ được chiếc khấu cao hơn), cuối cùng bị phải gánh hậu quả vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo.

Bảo hành quá 3 lần: sẽ được đổi hàng mới

Theo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng quy định về trách nhiệm bảo hành như sau: khi khách hàng bảo hành, có quyền yêu cầu đơn vị bảo hành thay thế hàng sử dụng tạm trong thời gian bảo hành. Thời gian sửa chữa hàng hóa không tính vào thời gian bảo hành của sản phẩm. Trong trường hợp thay thế linh kiện mới thì thời gian bảo hành linh kiện được tính lại từ đầu kể từ ngày thay thế. Khi bảo hành, nhà sản xuất sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà của khách hàng đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành về nhà khách hàng (trừ trường hợp bảo hành tại nhà).

Đặc biệt, luật quy định, trường hợp hành hóa đã bảo hành 3 lần vẫn không khắc phục được hư hỏng thì nhà sản xuất phải đổi sản phẩm mới hoặc hoàn lại tiền cho khách hàng.

Minh Hằng

Tin cùng chuyên mục