Di tích miếu Bà Rá có từ thời Pháp thuộc, là nơi tín ngưỡng thờ Mẫu góp phần xây dựng, tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam và ghi dấu truyền thống cách mạng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược.
Năm 1943, những người mộ phu và các tù nhân ở Nhà tù Bá Rá xin chính quyền thực dân Pháp dựng miếu thờ tạ ơn Bà Chúa Xứ Nương Nương và được Sở mật thám Pháp đồng ý.

Cùng thời gian đó, thực dân Pháp chôn sống 4 chiến sĩ cách mạng tại Cây Cầy. Để tưởng nhớ sự hy sinh đó, các “tù nhân” và nhân dân đưa hương hồn các chiến sĩ cách mạng vào miếu thờ tự, cúng bái nhưng không đặt bài vị.
Năm 1956-1957, tỉnh Phước Long được thành lập, người dân di dời miếu lên sát đường lộ (cách nơi cũ 500m) để thờ cúng và đến năm 1962, Lễ hội miếu Bà Rá được tổ chức, duy trì hàng năm. Sau đó, vào năm 2004, Công ty TNHH Mỹ Lệ cùng chính quyền địa phương, người dân đã trùng tu, nâng cấp các hạng mục miếu và nhà bia quy mô khang trang hơn.
Cùng ngày, thị xã Phước Long cũng đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh “Nơi ghi dấu tội ác của Mỹ - Ngụy tại cầu Đăk Lung”, nơi có hơn 300 đồng bào vô tội bị sát hại.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Lộ diện 11 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 3- 2022
-
Khánh thành Nhà văn hóa giáo dục cộng đồng do PV GAS tài trợ
-
Các nàng thơ của Lê Thanh Hòa hội tụ trong bộ ảnh mới
-
NSND Trần Hiếu và cuốn sách của cuộc đời
-
Chương trình truyền hình cho gia đình: Cân đối tính giải trí và nhân văn
-
Bế mạc Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 8
-
Trao giải cuộc thi “Học đường On the Mic” dành cho học sinh
-
Nhà văn Lê Phương, tác giả kịch bản “Biệt động Sài gòn” qua đời
-
Thị thành và những khoảng… một mình
-
Đạo diễn - NSND Trần Minh Ngọc: Nhiều tiềm năng sân khấu đang bị bỏ ngỏ