Nhiều chủ trương lớn như phát triển bền vững, tăng trưởng xanh dù đã được đề cập nhiều, nhưng trên thực tế chưa có mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình và cũng chưa xác định nguồn lực thực hiện.
LTS: Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều nội dung quan trọng, như về ưu tiên hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn cản trở sự phát triển của thành phố, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân thành phố.
Vinamilk cũng nằm trong Top 5 doanh nghiệp được bình chọn là "Doanh nghiệp thực hiện tốt mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Trước đó, Vinamilk là doanh nghiệp Việt được vinh danh ở 2 hạng mục lớn: Giải thưởng "Doanh nghiệp dẫn đầu CSR và ESG” – (Thứ hạng Vàng) và "Doanh nghiệp CSR tiêu biểu của Việt Nam” (Thứ hạng Bạch Kim)… Điều này xuất phát từ chiến lược xanh mà Vinamilk đã triển khai và đang gặt hái nhiều thành tựu nhất định.
Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững và trở thành động lực để tăng cường thu hút đầu tư từ các công ty nước ngoài. Phát triển bền vững luôn là trọng tâm cốt lõi trong chiến lược Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp của AB InBev.
“Đổi mới sáng tạo vì một Việt Nam phát triển bền vững” chính là chủ đề của hội nghị cấp cao Innovation Summit Vietnam 2022 (từ ngày 6 đến 7-12 tại White Palace Phạm Văn Đồng, TPHCM) do Schneider Electric, tập đoàn hàng đầu toàn cầu về chuyển đổi số trong quản lý năng lượng và tự động hóa, tổ chức.
Nguồn vốn tài trợ cho các dự án phát triển bền vững từ các định chế tài chính, các quỹ và các nhà đầu tư quốc tế nước ngoài hiện khá lớn. Nếu tận dụng được nguồn vốn này, doanh nghiệp Việt vừa giải được bài toán thiếu vốn vừa có cơ hội phát triển bền vững.
Ngày 3-12, tại Hà Nội, Diễn đàn quốc gia thường niên văn hóa với doanh nghiệp 2022 với chủ đề “Chấn hưng văn hóa - nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững” nhằm chấn hưng, phát huy nhân tố văn hóa trong phát triển kinh tế, tạo ra những bước phát triển mới, bền vững trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19 và những thách thức, khủng hoảng trên thế giới hiện nay đã được tổ chức.
Là doanh nghiệp dẫn đầu về bền vững trong khu vực, Tập đoàn SCG đồng hành cùng Chính phủ Thái Lan tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2022 (APEC 2022), từ ngày 14 đến 19-11, để mang đến những sáng kiến Xanh. Những sáng kiến này là bệ phóng cho các cuộc thảo luận và hợp tác khu vực hướng tới nền kinh tế Xanh, nhằm giải quyết những thách thức ngày càng tăng trên toàn cầu về khủng hoảng năng lượng, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu.
Diễn đàn Mekong Connect năm nay bàn về nhiều nội dung như: Nâng chất liên kết - tích hợp; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo từ cuộc chuyển đổi số; Viện trường và nguồn nhân lực cho kinh tế nông nghiệp; Kinh tế biên mậu; Kinh tế tuần hoàn; Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và chú trọng chế biến nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.
Cuối tháng 10-2022, FrieslandCampina Việt Nam (FCV - đơn vị sở hữu thương hiệu Sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi...) tiếp nối hành trình hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” bằng việc công bố Chiến lược Phát triển bền vững với 4 trọng tâm: Cung cấp nguồn dinh dưỡng đạt chuẩn cho mọi người; Sử dụng bao bì thân thiện môi trường, đạt mức 100% tuần hoàn; Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu; Cải thiện và nâng cao cuộc sống của các nông hộ thành viên. Bốn trọng tâm này tiếp tục là kim chỉ nam cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của tập đoàn tại Việt Nam nhằm tạo nên những tác động tích cực cho người tiêu dùng, cho xã hội và cho hành tinh xanh tươi hơn.
“Đại dịch Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của văn hóa trong thúc đẩy sức khỏe cộng đồng; nếu không có văn học, âm nhạc và phim ảnh, sẽ không ai có thể sống sót trong sự tù túng và căng thẳng”.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia với Chủ đề Thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững: Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp vừa diễn ra mới đây tại Bộ KH-ĐT, các chuyên gia ước tính, nếu không có các chính sách, cơ chế thích hợp để bảo vệ môi trường, thì cái giá phải trả cho môi trường bị hủy hoại và ô nhiễm là khoảng 6%-7% GDP.
Tại hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi tư duy và hệ thống để tối ưu hóa quản trị Doanh nghiệp bền vững" vừa qua, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia ESG đã chia sẻ và kiến nghị thúc đẩy việc thực hành ESG hiệu quả hơn, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp cũng như địa phương.
Nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng, trong khi nguồn năng lượng tái tạo đang gặp nhiều bất cập trong việc truyền tải lên lưới điện quốc gia. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK-HQ) được xem là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.
“Mekong Delta là một thương hiệu được thế giới biết đến. Cần phải chung tay hành động, không phải chống chịu mà đồng bằng cần liên kết kích hoạt khả năng thích ứng, phục hồi để phát triển” - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Sáng 18-9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 đang được kỳ vọng có nhiều kiến nghị đột phá, giúp nước ta củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.