Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát triển một thuật toán dựa trên các thông tin sẵn có. Họ đánh giá sự tác động đối với môi trường của các sản phẩm trên dựa trên 4 yếu tố, gồm phát thải khí nhà kính, việc sử dụng ở mức hạn chế tài nguyên nước, việc sử dụng đất và hiện tượng phú dưỡng nước (eutrophication - hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ và phốt pho tăng quá cao. Hiện tượng phú dưỡng ở các hệ sinh thái nước ngọt gây ra sự phát triển bùng nổ của các loài tảo, rong được gọi là hiện tượng nở hoa trong nước).
Trước đây, đã có một số nghiên cứu thực hiện phân tích các thành phần đơn lẻ như trái cây, thịt đỏ. Điểm mới trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS lần này là phân tích các sản phẩm có nhiều thành phần cấu tạo nên như nước sốt, đồ ăn chế biến sẵn. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị việc thay thế thịt, sữa, trứng (ảnh) bằng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể mang lại những lợi ích lớn về môi trường và sức khỏe. Các nhà khoa học hy vọng rằng phát hiện của họ có thể giúp người tiêu dùng vừa có sự lựa chọn bền vững hơn, vừa đảm bảo sức khỏe.