Tăng trưởng năm 2018 khoảng 6,65%, lạm phát 4% ​

Các nhà tài trợ nước ngoài sẽ lần lượt rút dần và chỉ cho vay với các mức lãi suất kém ưu đãi hơn, Việt Nam sẽ cần sử dụng nhiều hơn nguồn nội lực của mình làm động lực tăng trưởng.
TS Nguyễn Đức Thành trình bày Báo cáo tại tọa đàm
TS Nguyễn Đức Thành trình bày Báo cáo tại tọa đàm

Sáng nay, 16-1, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV - 2017. Chuỗi Báo cáokKinh tế vĩ mô hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).

Đưa ra nhiều căn cứ thuyết phục, báo cáo của VEPR do TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR công bố nhận định khái quát: “Năm 2017 có thể nói là một năm thành công của kinh tế Việt Nam”.

Đáng lưu ý, TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh, trái với những dự đoán về gia tăng lạm phát trong quý cuối năm do sự điều chỉnh giá các mặt hàng như y tế, giáo dục và xăng dầu, lạm phát quý 4 đã diễn biến ổn định. Điều này phản ánh chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng của NHNN, cũng như nỗ lực của các cấp trong việc kiềm chề giá cả thị trường.

Tuy nhiên, nhóm tác giả VEPR lưu ý, nhiều vấn đề nội tại cố hữu của nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để sẽ vẫn là lực cản đối với nền kinh tế: năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực, lợi thế về lao động giá rẻ ngày càng mất đi do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế tạo chưa tạo ra được những đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước nhiều rủi ro … Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao ..

Nhóm nghiên cứu VEPR cho rằng những mục tiêu cho năm 2018 như Quốc hội đã thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tăng trưởng GDP 6,5-6,7%; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 7-8%; CPI bình quân 4%) là có thể đạt được, với các điều kiện thuận lợi hiện nay tiếp tục được duy trì.

Lưu ý rằng các nhà tài trợ nước ngoài sẽ lần lượt rút dần và chỉ cho vay với các mức lãi suất kém ưu đãi hơn, Việt Nam sẽ cần sử dụng nhiều hơn nguồn nội lực của mình làm động lực tăng trưởng, TS Nguyễn Đức Thành khuyến nghị Chính phủ thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để thắt chặt chi thường xuyên.

Đặc biệt, việc phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều bất trắc tiềm ẩn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 có thể đối mặt với nhiều rủi ro bất định lớn liên quan đến địa chính trị và xu hướng bảo hộ thương mại của một số nước lớn cũng như sự thay đổi ngày càng nhanh của khoa học công nghệ trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục