Bão táp Mậu Thân đã làm thiệt hại một bộ phận sinh lực, phá hủy một khối lượng quan trọng các phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần hiện đại nhất của địch, làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền Nam mà ngay cả trong lòng nước Mỹ; như một cú sốc, làm thức tỉnh người Mỹ, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Mỹ và trên thế giới.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhiều cơ sở nội thành bị lộ, nhiều cán bộ, đảng viên bị địch bắt, tù đày. Lực lượng cách mạng tạm thời có khó khăn nhưng được khôi phục dần và ngày càng lớn mạnh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam được thành lập, cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối nội, đối ngoại nâng cao uy tín và ảnh hưởng của cách mạng miền Nam trên thế giới. Ở vùng giải phóng miền Nam, Ủy ban nhân dân cách mạng xã, huyện, tỉnh ra đời - thật sự là chính quyền cách mạng đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Các nhà quân sự cho rằng sự kiện Xuân Mậu Thân thể hiện bước phát triển mới của học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây là bước đi nhằm lật ngược thế cờ trong cuộc chiến đấu, không chỉ căn cứ bằng đầu quân, đầu súng. Đây được xem là một cuộc tổng tiến công có tính điển hình trong cuộc chiến tranh giải phóng. Một cuộc tổng tiến công bằng cách đánh độc đáo từ trong ruột đánh ra kết hợp từ ngoài đánh vào, đồng loạt khắp chiến trường, bằng nhiều kiểu đánh của từng người, từng đơn vị lớn nhỏ khác nhau, sự kết hợp của quần chúng cách mạng và lực lượng vũ trang, giữa tiến công và nổi dậy. Lực lượng biệt động đánh được vào những trọng điểm tiêu biểu là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Yếu tố bí mật, bất ngờ cả về mục tiêu, quy mô, lực lượng, thời điểm được tiếp nối đầy sáng tạo của truyền thống quân sự dân tộc Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một quả đấm thép mở đầu cho quá trình đàm phán trên thế mạnh, buộc địch từng bước chấp nhận những điều khoản do chúng ta đưa ra, đặt bút ký vào Hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Sự kiện Xuân Mậu Thân buộc hơn 500.000 quân Mỹ, 66.000 quân đồng minh rút khỏi Việt Nam. Kết quả chiến đấu ở chiến trường từ cột mốc Xuân Mậu Thân là nhân tố chủ yếu quyết định diễn biến chính trị và ngoại giao, tạo nên cục diện mới, thời cơ mới.
Bài học lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là biết dựa vào dân, dựa vào tai mắt, sự gan dạ, sáng tạo của dân. Dựa vào căn cứ lòng dân, các lực lượng đã đột nhập, ém quân vào thành phố cùng với sự phối hợp của lực lượng tại chỗ, sẵn sàng cho giờ nổ súng. Ngay tại Sài Gòn, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở bên trong, với 19 lõm chính trị, 12 kho vũ khí, 400 điểm ém quân. Khi nổ súng, các lực lượng tinh nhuệ xung trận tại các vị trí hiểm yếu - được cho là hậu phương an toàn nhất của địch. Lòng tin quyết thắng, sự dũng cảm hy sinh của chiến sĩ, đồng bào đã làm nên khí phách Xuân Mậu Thân. Có không ít những đơn vị mà các chiến sĩ đã ra đi không về nhưng những người bước tiếp vẫn không hề nao núng.
Chúng ta đã chiến thắng không phải đối phương yếu kém mà chính là ta có sức mạnh chính nghĩa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là biểu tượng anh hùng của nhân dân, của người chiến sĩ cách mạng. Xương máu của các anh hùng liệt sĩ, của nhân dân đã dựng lên một tượng đài bất tử - một dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.
Nửa thế kỷ qua đi, nhưng bản hùng ca Xuân Mậu Thân vẫn vang mãi giai điệu tự hào trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Bản hùng ca ấy luôn thôi thúc chúng ta cùng góp sức đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong thời đại mới. Xuất phát từ thực tiễn, biết dựa vào dân, vì lợi ích nhân dân để có quyết sách đúng hợp lòng dân, khơi dậy sức mạnh to lớn của dân, đó cũng chính là hệ quy chiếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, là bài học không chỉ của Xuân Mậu Thân, của hôm qua, mà là mãi mãi về sau.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhiều cơ sở nội thành bị lộ, nhiều cán bộ, đảng viên bị địch bắt, tù đày. Lực lượng cách mạng tạm thời có khó khăn nhưng được khôi phục dần và ngày càng lớn mạnh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam được thành lập, cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối nội, đối ngoại nâng cao uy tín và ảnh hưởng của cách mạng miền Nam trên thế giới. Ở vùng giải phóng miền Nam, Ủy ban nhân dân cách mạng xã, huyện, tỉnh ra đời - thật sự là chính quyền cách mạng đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Các nhà quân sự cho rằng sự kiện Xuân Mậu Thân thể hiện bước phát triển mới của học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây là bước đi nhằm lật ngược thế cờ trong cuộc chiến đấu, không chỉ căn cứ bằng đầu quân, đầu súng. Đây được xem là một cuộc tổng tiến công có tính điển hình trong cuộc chiến tranh giải phóng. Một cuộc tổng tiến công bằng cách đánh độc đáo từ trong ruột đánh ra kết hợp từ ngoài đánh vào, đồng loạt khắp chiến trường, bằng nhiều kiểu đánh của từng người, từng đơn vị lớn nhỏ khác nhau, sự kết hợp của quần chúng cách mạng và lực lượng vũ trang, giữa tiến công và nổi dậy. Lực lượng biệt động đánh được vào những trọng điểm tiêu biểu là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Yếu tố bí mật, bất ngờ cả về mục tiêu, quy mô, lực lượng, thời điểm được tiếp nối đầy sáng tạo của truyền thống quân sự dân tộc Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một quả đấm thép mở đầu cho quá trình đàm phán trên thế mạnh, buộc địch từng bước chấp nhận những điều khoản do chúng ta đưa ra, đặt bút ký vào Hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Sự kiện Xuân Mậu Thân buộc hơn 500.000 quân Mỹ, 66.000 quân đồng minh rút khỏi Việt Nam. Kết quả chiến đấu ở chiến trường từ cột mốc Xuân Mậu Thân là nhân tố chủ yếu quyết định diễn biến chính trị và ngoại giao, tạo nên cục diện mới, thời cơ mới.
Bài học lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là biết dựa vào dân, dựa vào tai mắt, sự gan dạ, sáng tạo của dân. Dựa vào căn cứ lòng dân, các lực lượng đã đột nhập, ém quân vào thành phố cùng với sự phối hợp của lực lượng tại chỗ, sẵn sàng cho giờ nổ súng. Ngay tại Sài Gòn, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở bên trong, với 19 lõm chính trị, 12 kho vũ khí, 400 điểm ém quân. Khi nổ súng, các lực lượng tinh nhuệ xung trận tại các vị trí hiểm yếu - được cho là hậu phương an toàn nhất của địch. Lòng tin quyết thắng, sự dũng cảm hy sinh của chiến sĩ, đồng bào đã làm nên khí phách Xuân Mậu Thân. Có không ít những đơn vị mà các chiến sĩ đã ra đi không về nhưng những người bước tiếp vẫn không hề nao núng.
Chúng ta đã chiến thắng không phải đối phương yếu kém mà chính là ta có sức mạnh chính nghĩa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là biểu tượng anh hùng của nhân dân, của người chiến sĩ cách mạng. Xương máu của các anh hùng liệt sĩ, của nhân dân đã dựng lên một tượng đài bất tử - một dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.
Nửa thế kỷ qua đi, nhưng bản hùng ca Xuân Mậu Thân vẫn vang mãi giai điệu tự hào trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Bản hùng ca ấy luôn thôi thúc chúng ta cùng góp sức đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong thời đại mới. Xuất phát từ thực tiễn, biết dựa vào dân, vì lợi ích nhân dân để có quyết sách đúng hợp lòng dân, khơi dậy sức mạnh to lớn của dân, đó cũng chính là hệ quy chiếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, là bài học không chỉ của Xuân Mậu Thân, của hôm qua, mà là mãi mãi về sau.