Ở trong câu chuyện mà Koh Buck Song, tác giả và biên tập viên của hơn 20 đầu sách, đồng thời từng là cựu giám sát mảng chính trị quốc gia Singapore của tờ The Straits Times, đã phỏng vấn TS Hsiao-Wuen Hon, Phó Chủ tịch Khối Nghiên cứu và phát triển (Microsoft châu Á - Thái Bình Dương), đã cho thấy một cuộc hành trình cá nhân khi TS Hsiao-Wuen Hon theo đuổi niềm đam mê đổi mới, mối quan hệ giữa trí thông minh nhân tạo và con người khá thú vị.
Từ trước khi chạm tay lần đầu lên máy tính tại trường đại học năm 1981, TS Hsiao-Wuen Hon đã tưởng tượng ra một tương lai, nơi hệ thống có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của con người. Tương tự như công cụ tìm kiếm hoặc trợ lý cá nhân thông minh Cortana của Microsoft, TS Hsiao-Wuen Hon tin tưởng rằng công nghệ này sẽ giúp mọi người vượt qua nỗi sợ mơ hồ của họ nhờ cung cấp thông tin về phương thức thực hiện nhiệm vụ… Nên tại Đại học Carnegie Mellon, ông bắt đầu nghiêm túc xây dựng nền tảng cho công việc về tương tác giữa máy tính và con người.
Tiến sĩ Hsiao - Wuen Hon, Phó Chủ tịch Khối Nghiên cứu và phát triển, Microsoft châu Á - Thái Bình Dương
TS Hsiao-Wuen Hon tin rằng sức mạnh của phần cứng và phần mềm tiên tiến kèm dữ liệu lớn sẽ hâm nóng môi trường trí tuệ nhân tạo (AI). Máy móc hiện nay mạnh hơn và nhanh hơn, cho phép truy xuất lượng lớn những dữ liệu mà con người không thể tính toán trong cả cuộc đời. Những bước nhảy vọt về khả năng tính toán là hệ trọng cho AI, vì dữ liệu là phương thức vĩ mô cho các công cụ học máy (machine learning). Trong thực tế, sự liên kết giữa AI, dữ liệu lớn và công cụ học máy là phương thức để máy móc có thể nhận dạng gương mặt, giọng nói và dịch thuật thời gian thực - lĩnh vực mà TS Hsiao-Wuen Hon đã chèo lái với vai trò Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Microsoft khu vực và đã được ghi nhận rộng rãi thông qua các bài phát biểu công nghệ.
TS Hsiao-Wuen Hon cũng ủng hộ việc áp dụng AI trong ngành công nghiệp, đặc biệt là tận dụng IoT (Internet of Things) trong bảo trì phòng ngừa. Ông ví dụ về sự chưa hiệu quả trong công tác bảo trì thang máy, là kỹ thuật viên phải thực hiện nhiều chuyến đi để tải dữ liệu từ một thang máy bị hỏng trước khi sửa chữa. Với IoT, dữ liệu có thể được thu thập liên tục và hiểu biết chuyên sâu về các bộ phận bị hỏng hoặc hao mòn được tạo ra. Vì vậy, việc bảo trì có thể được sắp xếp vào khung thời gian hợp lý hơn. Dự phòng bảo trì giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc…
Để dựng lên một “bộ não” thông thái, ông nghĩ máy tính là phần não trái tuyệt vời nhất về mặt lô gích và tính hợp lý, trong lúc phần não phải là xuất sắc nhất về tính sáng tạo, óc phán đoán và trí tuệ. Đi cùng với nhau, người và máy sẽ tạo ra điều tốt nhất cho cả hai lĩnh vực. Do đó, ông đề xuất một phương trình mới: Trí tuệ nhân tạo (AI) + trí thông minh của con người (HI) = trí tuệ, hoặc trí tuệ tăng cường, theo mong muốn. Tại Microsoft, cả hai - AI và trí tuệ - đã hòa nhập như chưa từng là hai phần độc lập. Trong tương lai, TS Hsiao-Wuen Hon mong muốn mọi người tập trung vào những thành tựu đạt được khi con người kết hợp ý tưởng cùng năng lực máy tính. Mọi người nên dành toàn bộ dữ liệu tản mát cho máy móc xử lý và tập trung đưa nhìn nhận và kiến thức để phát triển nhân loại tiến lên theo cách mới mẻ. “Không ai có thể so được với máy tính trên phương diện tính căn bậc hai hay tính toán các số thập phân cả”, ông nhấn mạnh.
Lộ trình sẽ là gắn kết con người và máy tính làm việc cùng nhau nhằm tạo ra một hình thức cao hơn của “trí thông minh tăng cường”. Kiểu trí tuệ nhân tạo này chắc chắn sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực, gồm cả học máy và IoT. Mục tiêu cuối cùng là áp dụng AI để nâng cao năng suất lao động cũng như khả năng dịch chuyển. Điều này sẽ trở nên dễ dàng và tạo ra thành tựu lớn hơn ở những nơi đang nắm bắt và áp dụng AI hiệu quả hơn, ví dụ, triển khai AI để xây dựng một thành phố thông minh…
BÁ TÂN ghi