Chú trọng các quy định về tiếp dân

Chiều 24-10, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Khiếu nại. Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Khiếu nại do Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, dự thảo luật đã làm rõ khái niệm “khiếu nại đông người” nhằm phân biệt với khiếu nại của nhiều người về những vụ việc khác nhau; nhiều người đi khiếu nại tập hợp với nhau.

Chiều 24-10, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Khiếu nại. Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Khiếu nại do Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, dự thảo luật đã làm rõ khái niệm “khiếu nại đông người” nhằm phân biệt với khiếu nại của nhiều người về những vụ việc khác nhau; nhiều người đi khiếu nại tập hợp với nhau.

Đáng lưu ý, người khiếu nại được nhờ luật sư giúp đỡ; được quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết ở cơ quan hành chính (để giải quyết theo trình tự tư pháp). Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về vai trò của thanh tra trong việc kiểm tra, đôn đốc giải quyết khiếu nại, thẩm quyền xử lý của Thanh tra trong việc phát hiện vi phạm các quy định về giải quyết khiếu nại để tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại…

Đồng tình với việc dự thảo luật dành hẳn Chương V để quy định về tổ chức tiếp công dân, song ĐB Hà Công Long (Gia Lai) nhận xét: “Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ có thẩm quyền tiếp dân, cơ quan tiếp dân đến đâu vẫn còn chưa rõ”. ĐB Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) cũng tán thành quan điểm này. ĐB đề nghị bổ sung quy định về trường hợp được từ chối tiếp công dân, tránh lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định xã hội. ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) đề nghị người đến khiếu nại phải tự làm đơn hoặc thuê luật sư làm đơn, không giao cho người trực tiếp tiếp nhận khiếu nại tổng hợp nội dung khiếu nại để tránh việc ghi chép không chính xác, thiếu khách quan.

A.Thư

Tin cùng chuyên mục