Siết chặt quản lý công trình xây dựng vốn nhà nước

Ngày 15-5, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào Luật Xây dựng sửa đổi. Các chuyên gia tham dự hội nghị đều đồng thuận với một nội dung mới, quan trọng trong Luật Xây dựng sửa đổi là việc xác định các phương thức quản lý đối với các công trình xây dựng theo nguồn vốn, theo hướng siết chặt quản lý đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước nhằm chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

(SGGP). – Ngày 15-5, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào Luật Xây dựng sửa đổi. Các chuyên gia tham dự hội nghị đều đồng thuận với một nội dung mới, quan trọng trong Luật Xây dựng sửa đổi là việc xác định các phương thức quản lý đối với các công trình xây dựng theo nguồn vốn, theo hướng siết chặt quản lý đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước nhằm chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Cụ thể, đối với dự án, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, nhà nước sẽ thực hiện quản lý, kiểm tra, kiểm soát toàn diện từ chủ trương đầu tư đến thiết kế, thi công xây dựng và đưa công trình vào vận hành sử dụng. Với tư cách là chủ sở hữu vốn, nhà nước thực hiện việc phân công, phân cấp quản lý, quy định các quyền và nghĩa vụ đối với người đại diện chủ sở hữu vốn và người trực tiếp quản lý sử dụng vốn.

Đáng chú ý, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, Luật Xây dựng sửa đổi vẫn còn sự chồng chéo, trùng lặp ở một số quy định với Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Nhà ở... Vì vậy, các đại biểu đề nghị Bộ Xây dựng xem xét lại các nội dung này, đồng thời phối hợp với các bộ ngành liên quan tổng rà soát nội dung nhằm đảm bảo chặt chẽ, tránh những khó khăn, vướng mắc trong việc nhận thức, thực hiện, quản lý và kiểm tra kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng ở cả trung ương và địa phương. 

BÍCH QUYÊN

Tin cùng chuyên mục