Học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII

Rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng kém, môi trường ô nhiễm đang khiến người Việt bệnh tật, thấp còi

Theo số liệu điều tra, thống kê cho thấy có 43,8% người Việt Nam uống bia (nam 77,3%, nữ 11%); 22,4% uống ở mức nguy hại là 60 độ cồn, tương đương 6 lon bia/1 ngày. Tính cộng dồn trung bình 6,6 lít cồn nguyên chất/năm/1 đầu người trên 15 tuổi.

Sáng 30-11, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giới thiệu và quán triệt 2 nghị quyết: Nghị quyết số 20-NQ/TW “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” và Nghị quyết số 21-NQ/TW “về công tác dân số trong tình hình mới”.

Rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng kém, môi trường ô nhiễm đang khiến người Việt bệnh tật, thấp còi ảnh 1 Điểm cầu của hội nghị Hà Nội sáng 30-11. Ảnh: TRẦN BÌNH  
Giới thiệu và quán triệt Nghị quyết 20, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, hiện nay công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng môi trường sống, làm việc, chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, văn hoá tinh thần... ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng, bảo đảm. Nhiều hành vi, thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ chưa được khắc phục căn bản. Chênh lệch chỉ số sức khoẻ giữa các vùng, miền còn lớn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thể thấp còi còn cao; Tầm vóc người Việt Nam chậm được cải thiện; Số năm sống khoẻ chưa tăng tương ứng với tuổi thọ…

Nói về hạn chế của việc tầm vóc người Việt còn thấp so với thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết hiện trung bình nam cao 164cm, nữ 153cm. Trong nhiều năm qua, tầm vóc của người Việt tăng chậm, trên thế giới gọi là thấp còi.

Theo Phó Thủ tướng, tỷ lệ thấp còi của Việt Nam còn cao, chiếm 24,6% tỷ lệ dân số. Tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 12,2%, của chung thế giới là 22,9%. Bên cạnh số thiếu dinh dưỡng thì những năm qua lại diễn ra tình trạng thừa cân ở các đô thị. Các hành vi, thói quen không có lợi cho sức khỏe chưa được Việt Nam quan tâm, chú ý.

“Mình tưởng người Việt Nam ăn nhiều rau, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới, qua nghiên cứu, họ cho biết 52,7% người trưởng thành của Việt Nam thiếu rau. Người Việt Nam ăn mặn gấp đôi so với mức cần thiết. Rất không tốt cho sức khỏe. Thực sự giật mình, khi ở đất nước mình mà vẫn ăn thiếu rau, thiếu quả và thừa muối. Những cái này mình phải tuyên truyền mạnh hơn để sức khỏe người dân cải thiện” – Phó Thủ tướng cho biết.
Rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng kém, môi trường ô nhiễm đang khiến người Việt bệnh tật, thấp còi ảnh 2 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giới thiệu và quán triệt Nghị quyết 20 và 21  của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành. Ảnh: TRẦN BÌNH
Theo Phó Thủ tướng, tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam cao hơn trung bình của thế giới. Cụ thể, thế giới bình quân là 22%, còn Việt Nam là 22,5%. Trong đó nam chiếm tỷ lệ 45,3% còn nữ là 1,1%. Trên thế giới nhiều nước phát triển nữ hút nhiều hơn, nhưng tại Việt Nam chủ yếu nam giới hút thuốc lá với tỷ lệ cao hơn thế giới.
Rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng kém, môi trường ô nhiễm đang khiến người Việt bệnh tật, thấp còi ảnh 3 Tính cộng dồn trung bình mỗi người trên 15 tuổi uống 6,6 lít cồn nguyên chất/năm. Trong ảnh một quán nhậu tại TPHCM càng về khuya càng nhộn nhịp
Theo số liệu điều tra, thống kê cho thấy, có 43,8% người Việt Nam uống bia (nam 77,3%, nữ 11%); 22,4% uống ở mức nguy hại là 60 độ cồn, tương đương 6 lon bia/1 ngày. Tính cộng dồn trung bình 6,6 lít cồn nguyên chất/năm/1 đầu người trên 15 tuổi.
Về tình trạng rượu bia của nguời Việt Nam uống rất là nhiều. Theo số liệu điều tra, thống kê cho thấy, có 43,8% người Việt Nam uống bia (nam 77,3%, nữ 11%); 22,4% uống ở mức nguy hại là 60 độ cồn, tương đương 6 lon bia/1 ngày. Tính cộng dồn trung bình 6,6 lít cồn nguyên chất/năm/1 đầu người trên 15 tuổi. Cực có nguy hại cho sức khỏe con người.
Với tỷ lệ này, Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và xếp vị trí 29 thế giới về tiêu thụ rượu bia.
“Riêng món bia rượu, đứng 29 trên thế giới không có gì hay. Cái này không tốt, cần phải hạn chế và thay đổi trong thời gian tới” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng kém, môi trường ô nhiễm đang khiến người Việt bệnh tật, thấp còi ảnh 4
Rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng kém, môi trường ô nhiễm đang khiến người Việt bệnh tật, thấp còi ảnh 5
 
Rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng kém, môi trường ô nhiễm đang khiến người Việt bệnh tật, thấp còi ảnh 6 Những hạn chế trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe ở Việt Nam hiện nay 
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiêm môi trường không chỉ ở khu công nghiệp mà đặc biệt ở nông thôn đang tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.

Theo Phó Thủ tướng, nông thôn ngày xưa chăn nuôi ít, đường đất nhiều. Bây giờ đi đâu cũng lấp hồ ao xẻ bán thu tiền làm các công trình môi trường ô nhiễm. Có những làng ngửi mùi còn thấy ô nhiễm, đừng nói nước ô nhiễm. Đây là yếu tố độc hại, nếu không vận động, kiên quyết xử lý thì hậu quả mai sau vô cùng lớn. Đó là chưa nói đồng ruộng, thuốc trừ sâu, hóa chất ô nhiễm...

“Bên cạnh đó, các bệnh học đường như vẹo cột sống, cận thị cũng đã phổ biến. Nhất là đi vào trường y, cháu nào cũng đeo kính cận hết”- Phó Thủ tướng nói, đồng thời nhắc lại, chiều cao của người Việt đang tăng rất chậm, tới đây nhất định phải thay đổi.
Nghị quyết 20 đưa ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau: Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 67 năm; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35%; Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với 12 loại vắc xin.
Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 18,5‰; dưới 1 tuổi còn 12,5‰; Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%. Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%.
Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 167cm, nữ 156cm.
Phấn đấu trên 90% dân số được quản lý sức khoẻ; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm; Đạt 30 giường bệnh viện, 10 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10%; Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%.

Tin cùng chuyên mục