Phạt nặng việc xâm hại môi trường

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này có thể lên đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Đó là đề xuất của Bộ Tài nguyên - Môi trường trong dự thảo Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên (gồm tài nguyên nước và khoáng sản) do bộ này đang chủ trì soạn thảo.
Phạt nặng việc xâm hại môi trường

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này có thể lên đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Đó là đề xuất của Bộ Tài nguyên - Môi trường trong dự thảo Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên (gồm tài nguyên nước và khoáng sản) do bộ này đang chủ trì soạn thảo.

Phạt nặng việc xâm hại môi trường ảnh 1

Khai thác khoáng sản lậu sẽ bị phạt nặng

Mức phạt gấp 10 lần hiện hành

Dự thảo quy định phạt nặng hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định. So với mức phạt tối đa hiện nay đối với những hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản là 100 triệu đồng, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã đề xuất nâng mức phạt tối đa này lên 1 tỷ đồng (đối với cá nhân) và 2 tỷ đồng (đối với tổ chức).  

Cụ thể, cá nhân khai thác vàng, đá quý, bạc, platin, khoáng sản độc hại mà không có giấy phép khai thác khoáng sản sẽ bị phạt tiền cao nhất từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tối đa lên tới 2 tỷ đồng. Mức phạt khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng (so với mức phạt hiện hành là 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng). Khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng, tăng gấp 10 lần so với quy định hiện hành. Các mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, cũng hành vi này mà tổ chức thực hiện thì mức phạt được tăng lên gấp đôi. Ngoài những mức phạt nặng, đối tượng vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Đồng thời, buộc chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản và thực hiện các giải pháp hoàn phục môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.

Xả nước thải vào nguồn nước có thể bị phạt 1 tỷ đồng

Ngoài đề xuất mức liên quan đến hành vi vi phạm quy định trong khai thác khoảng sản, bị phạt lên đến 2 tỷ đồng, dự thảo cũng đưa ra quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, sạt lở bờ, bãi sông… lên đến 1 tỷ đồng.

Cụ thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải có chứa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm có mức phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm hoặc xả nước thải nuôi trồng thủy sản với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm không có giấy phép có thể bị phạt 200 triệu đồng… Ngoài ra, các đối tượng vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước. Bên cạnh đó, hành vi gian lận trong việc xả nước thải cũng được đề xuất phạt rất nặng. Cụ thể, đối với hành vi gian lận trong việc xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng phạt từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng. Xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất sẽ bị phạt từ  800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Dự thảo cũng quy định, nếu không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... bị phạt từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước có thể bị phạt từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng.

Liên quan đến quy định về hồ chứa, Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng đã đề xuất mức phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với hành vi không lập quy trình vận hành hồ chứa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Phạt 800 triệu đồng đến 900 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân. Còn đối với hành vi không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác sẽ bị phạt từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

HÀ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục