14 tuổi đã làm chồng

Tại tuyến dân cư ấp Gò Pháp (đạt danh hiệu ấp văn hóa), xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An vừa diễn ra một lễ cưới vào ngày 14-3-2010, với chú rể  mới 14 tuổi và cô dâu 17 tuổi. Lễ cưới có ca hát văn nghệ náo nhiệt cả một khu vực.
14 tuổi đã làm chồng

Tại tuyến dân cư ấp Gò Pháp (đạt danh hiệu ấp văn hóa), xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An vừa diễn ra một lễ cưới vào ngày 14-3-2010, với chú rể  mới 14 tuổi và cô dâu 17 tuổi. Lễ cưới có ca hát văn nghệ náo nhiệt cả một khu vực.

Chúng tôi đã đến nơi vừa tổ chức tiệc cưới. Gia đình anh Hà Ngọc Tính (SN 1978) kết thông gia cùng gia đình anh Nguyễn Văn Lạc (SN 1963), cả hai gia đình đều ngụ tại ấp Gò Pháo, xã Hưng Điền B. Tân lang Hà Ngọc Toán (SN 1996) sánh duyên cùng tân nương Nguyễn Thị Mỹ Tiên (SN 1993). Gia đình anh Tính nói vẫn biết con trai chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng “vì hai đứa thương nhau quá nên cưới”.

Tuy nhiên theo dư luận thì đứa con trai 14 tuổi của anh Tính thật sự chưa muốn cưới vợ. Anh Tính đã ép buộc con mình, không chỉ bằng lời nói thô bạo mà dùng cả bạo lực. Riêng cô dâu Mỹ Tiên thì khá hồn nhiên, theo lời chị Đoàn Thị Thủy – chủ tiệm trang điểm cô dâu ở trên tuyến dân cư Gò Pháo thì lúc được trang điểm, Mỹ Tiên vui vẻ tiết lộ là mình 17 tuổi, còn người chồng nhỏ hơn vài tuổi.

14 tuổi đã làm chồng ảnh 1

Chú rể Hà Ngọc Toán cùng cô dâu Nguyễn Thị Mỹ Tiên.

Khoảng 9 – 10 năm trước hai gia đình sui gia này đều từ nơi khác đến huyện Tân Hưng sinh sống. Gia đình anh Tính có 2 con, hiện không có đất sản xuất, che một mái nhà nhỏ tiếp theo đằng sau nhà của gia đình bên vợ để ở, hàng ngày làm thuê, làm mướn kiếm sống. Và giờ đây hai đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” lại hình thành một gia đình mới trong không gian chật hẹp đó.

Tảo hôn là vấn đề không chỉ liên quan đến vi phạm pháp luật mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Để ngăn chặn nạn tảo hôn, thiết nghĩ ngoài ý thức, trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ, cần phải có sự tham gia tích cực của Mặt trận, các đoàn thể và sự sâu sát của chính quyền cơ sở để có biện pháp can ngăn.

Thanh Nhân

Đọc nhiều nhất

Cán bộ hưu trí phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM nhận lương hưu

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Những thay đổi đáng chú ý

Bộ LĐTB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) một cách căn bản và toàn diện. Trong các số báo trước, Báo SGGP đã giới thiệu với bạn đọc một số nội dung mới của dự thảo. Sau đây là những thay đổi đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Bạn đọc viết

Một vài góp ý cho cao tốc TPHCM – Mỹ Thuận và TPHCM – Dầu Giây

Tôi sống và làm việc tại TPHCM, thường xuyên đi đường cao tốc mỗi khi về quê hay du lịch. Mỗi khi lái xe trên cao cao tốc TPHCM- Mỹ Thuận và TPHCM - Dầu Giây, tôi căng thẳng và lo lắng vì có nhiều bất cập. Là người trực tiếp tham gia giao thông (lái xe), tôi có một vài ý kiến, góp ý với các cơ quan chức năng những bất cập về biển báo, tăng cường lập lại trật tự, kỷ cương đảm bảo cho người dân được an toàn khi tham gia giao thông.

Từ thư bạn đọc

UBND quận Bình Thạnh (TPHCM) đã xử lý đơn của bà Trần Thị Nghiêm

Báo SGGP nhận được đơn của bà Trần Thị Nghiêm (lầu 3, số 63B Calmette, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) có nội dung phản ánh và đề nghị Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh nhà Nhật Thành phải hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đối với các nền đất tái định cư (nền F8, C33, C34, C35, C36) thuộc dự án 13ha tại phường 13, quận Bình Thạnh cho bà.

Ý kiến

Việc làm thiếu ý thức

Những ngày gần đây, trên các diễn đàn và trang mạng xã hội lại tiếp tục đưa ra nhiều ý kiến về việc có nên bỏ tục lì xì ngày Tết hay không, khi mà càng ngày phong tục này càng bị biến tướng, bị thương mại hóa, mất đi ý nghĩa vốn có của nó.