Bàn giải pháp gỡ khó cho ngành thủy sản

3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 1,79 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản là cá tra đạt 422 triệu USD (giảm 33,1%) và tôm đạt 578 triệu USD (giảm 39,4%).

Sáng 31-3, tại TP Vũng Tàu, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hiệp hội Chế biến - Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Báo Tuổi Trẻ tổ chức hội thảo “Phát triển chuỗi liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt”.

Quang cảnh hội thảo nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt

Quang cảnh hội thảo nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt

Theo Bộ NN-PTNT, 3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 1,79 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản là cá tra đạt 422 triệu USD (giảm 33,1%) và tôm đạt 578 triệu USD (giảm 39,4%).

Như vậy, chỉ sau thời gian ngắn khi Việt Nam đánh dấu cột mốc xuất khẩu thủy sản kỷ lục là 11 tỷ USD vào năm 2022, các doanh nghiệp trong nước đã bước vào giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của thị trường thế giới cũng như một số khó khăn nội tại trong nước.

Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản vẫn là ngành hàng quan trọng và chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới, nhưng làm sao để ngành phát triển bền vững là vấn đề cần quan tâm. Làm sao để khuyến khích phát triển ngành thủy sản? Đâu sẽ động lực mới cho thủy sản tăng trưởng sau 3 thập niên phát triển liên tục với tốc độ cao, thị trường mới hay sản phẩm mới?

Mô hình nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu)

Mô hình nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu)

Tại hội thảo, các đại biểu sẽ cùng nhau thảo luận các giải pháp nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt Nam. Trong đó, các diễn giả chính trình bày các tham luận về các chủ đề gợi mở gồm: các chuỗi liên kết mang lại thành công cho ngành thủy sản; khép kín chuỗi giá trị - Nâng tầm thương hiệu con tôm Việt; thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề cua Cà Mau.

Tin cùng chuyên mục