Xem sinh viên là khách hàng
Hiện nay, Ký túc xá ĐHQG có 2 khu A và B, với tổng diện tích đến 39ha. Theo công suất thiết kế, ký túc xá có 6.657 phòng, đến nay đơn vị thi công đã bàn giao 5.060 phòng, số phòng còn lại chuẩn bị bàn giao trong năm 2018. Sinh viên đã ở khoảng 97% số phòng. Quá trình kêu gọi xã hội hóa xây dựng Ký túc xá ĐHQG bắt đầu từ năm 2000. ĐHQG cùng với các tỉnh đã xây 20 tòa nhà 5 tầng để chăm lo chỗ ở cho sinh viên. Sau khi có sự hỗ trợ của Chính phủ, ĐHQG tiếp tục xây dựng khu B.
Ký túc xá ĐHQG là đơn vị độc lập, trực thuộc ĐHQG, làm nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho hơn 22.000 sinh viên, có bộ máy hoạt động gồm: Phòng Công tác sinh viên, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Dịch vụ - Văn hóa, Phòng An ninh, Trạm Y tế, với 150 cán bộ công nhân viên. Riêng Trạm Y tế có 10 bác sĩ và y tá, 1 xe cứu thương, 18 giường bệnh.
Ông Trần Thanh An, Giám đốc Ký túc xá ĐHQG, chia sẻ: “Điều chúng tôi luôn trăn trở là làm thế nào để cuộc sống của sinh viên ở ký túc xá ngày một tốt hơn. Trước đây do cơ chế quản lý cũ, nên trong nhận thức nhiều người vẫn còn nghĩ ký túc xá như là để ban ơn cho sinh viên, với sự xin - cho. Từ 5 năm nay, chúng tôi đổi mới tư duy, chuyển từ văn hóa quản lý sang văn hóa phục vụ, từ đó, thay đổi trong cách làm việc của mỗi cá nhân. Chúng tôi xem sinh viên là khách hàng, tuy nhiên vẫn giữ vững nội quy, kỷ cương của ký túc xá để sinh viên tự sống với nhau. Chúng tôi xác định ký túc xá không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi để sinh viên tự rèn luyện. Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG sử dụng mạng xã hội làm kênh thông tin chính để nắm bắt phản hồi từ sinh viên, xem đây là thử thách về tinh thần và thái độ làm việc của chính mình”.
Thu hút sinh viên vào ký túc xá
Để thu hút sinh viên vào ở, Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG đã có nhiều cải tiến trong phương thức quản lý: cho sinh viên có thể chọn phòng ở theo nhu cầu (4, 6, hay 8 người/phòng); tổ chức nhiều căn tin để sinh viên có nhiều lựa chọn. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặc biệt quan tâm, tại Ký túc xá ĐHQG có 3 chuyên viên về an toàn thực phẩm, đi kiểm tra các bếp ăn hàng ngày. Thức ăn đưa vào ký túc xá phải được kiểm tra giấy tờ kiểm dịch từ ngoài cổng; thức ăn vào bếp cũng có các chuyên viên đi kiểm tra ngày 2 lần sáng, tối.
Công việc mỗi ngày của chị Đặng Thị Hải Lam, chuyên viên an toàn thực phẩm tại Ký túc xá ĐHQG, là kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sau đó kiểm tra hóa đơn xuất hàng của ngày hôm đó. Khi thấy có dấu hiệu bất thường thì sử dụng bộ test kỹ thuật, nếu phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm thì lập biên bản và thu mẫu để tiêu hủy. Trường hợp tái phạm thì sẽ đình chỉ hoạt động. Các món ăn phải sạch, chuẩn về gia vị và mùi thơm. Trong đó, thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng và phải có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.
Trong khuôn viên ký túc xá có đầy đủ các dịch vụ như phòng tập gym, cửa hàng tiện lợi, phòng chiếu phim, các nhà ăn… Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG còn tạo những sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Mới đây nhất là lễ hội “Chào năm mới 2018”, do trung tâm phối hợp với Nhà Văn hóa Sinh viên tổ chức, diễn ra tại khu B, bắt đầu từ chiều 31-12 cho đến giờ giao thừa.
Huỳnh Phạm Ngọc Ánh Linh (quê Tiền Giang, sinh viên năm nhất Đại học Nông Lâm TPHCM) chia sẻ: “Ngay khi lên nhập học, em đã vào ở tại Ký túc xá ĐHQG. Ở đây em thấy thoải mái, những quy định, nội quy của ký túc xá không quá gò bó. Đi học cũng rất thuận tiện, có xe buýt đón ở cổng sau ký túc xá, đến trường chỉ mất 15 phút”. Trương Hoàng Lan (quê Vĩnh Long, sinh viên năm nhất Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM) kể: “Tại ký túc xá có nhiều sân chơi thể thao, tập thể hình, chỗ ở thoáng mát, đường tráng nhựa rất thuận tiện để chạy bộ. An ninh đảm bảo. Mới đây, có bạn cùng phòng em trình báo bị mất bóp lúc 1 giờ đêm, mặc dù khuya nhưng bác bảo vệ vẫn liên lạc với đội bảo vệ để lấy thông tin. Đến sáng hôm sau, bạn ấy nhận lại được bóp, do bạn đánh rơi trên đường đi về ký túc xá”.
Hiện nay, Ký túc xá ĐHQG có 2 khu A và B, với tổng diện tích đến 39ha. Theo công suất thiết kế, ký túc xá có 6.657 phòng, đến nay đơn vị thi công đã bàn giao 5.060 phòng, số phòng còn lại chuẩn bị bàn giao trong năm 2018. Sinh viên đã ở khoảng 97% số phòng. Quá trình kêu gọi xã hội hóa xây dựng Ký túc xá ĐHQG bắt đầu từ năm 2000. ĐHQG cùng với các tỉnh đã xây 20 tòa nhà 5 tầng để chăm lo chỗ ở cho sinh viên. Sau khi có sự hỗ trợ của Chính phủ, ĐHQG tiếp tục xây dựng khu B.
Ký túc xá ĐHQG là đơn vị độc lập, trực thuộc ĐHQG, làm nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho hơn 22.000 sinh viên, có bộ máy hoạt động gồm: Phòng Công tác sinh viên, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Dịch vụ - Văn hóa, Phòng An ninh, Trạm Y tế, với 150 cán bộ công nhân viên. Riêng Trạm Y tế có 10 bác sĩ và y tá, 1 xe cứu thương, 18 giường bệnh.
Ông Trần Thanh An, Giám đốc Ký túc xá ĐHQG, chia sẻ: “Điều chúng tôi luôn trăn trở là làm thế nào để cuộc sống của sinh viên ở ký túc xá ngày một tốt hơn. Trước đây do cơ chế quản lý cũ, nên trong nhận thức nhiều người vẫn còn nghĩ ký túc xá như là để ban ơn cho sinh viên, với sự xin - cho. Từ 5 năm nay, chúng tôi đổi mới tư duy, chuyển từ văn hóa quản lý sang văn hóa phục vụ, từ đó, thay đổi trong cách làm việc của mỗi cá nhân. Chúng tôi xem sinh viên là khách hàng, tuy nhiên vẫn giữ vững nội quy, kỷ cương của ký túc xá để sinh viên tự sống với nhau. Chúng tôi xác định ký túc xá không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi để sinh viên tự rèn luyện. Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG sử dụng mạng xã hội làm kênh thông tin chính để nắm bắt phản hồi từ sinh viên, xem đây là thử thách về tinh thần và thái độ làm việc của chính mình”.
Thu hút sinh viên vào ký túc xá
Để thu hút sinh viên vào ở, Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG đã có nhiều cải tiến trong phương thức quản lý: cho sinh viên có thể chọn phòng ở theo nhu cầu (4, 6, hay 8 người/phòng); tổ chức nhiều căn tin để sinh viên có nhiều lựa chọn. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặc biệt quan tâm, tại Ký túc xá ĐHQG có 3 chuyên viên về an toàn thực phẩm, đi kiểm tra các bếp ăn hàng ngày. Thức ăn đưa vào ký túc xá phải được kiểm tra giấy tờ kiểm dịch từ ngoài cổng; thức ăn vào bếp cũng có các chuyên viên đi kiểm tra ngày 2 lần sáng, tối.
Công việc mỗi ngày của chị Đặng Thị Hải Lam, chuyên viên an toàn thực phẩm tại Ký túc xá ĐHQG, là kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sau đó kiểm tra hóa đơn xuất hàng của ngày hôm đó. Khi thấy có dấu hiệu bất thường thì sử dụng bộ test kỹ thuật, nếu phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm thì lập biên bản và thu mẫu để tiêu hủy. Trường hợp tái phạm thì sẽ đình chỉ hoạt động. Các món ăn phải sạch, chuẩn về gia vị và mùi thơm. Trong đó, thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng và phải có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.
Trong khuôn viên ký túc xá có đầy đủ các dịch vụ như phòng tập gym, cửa hàng tiện lợi, phòng chiếu phim, các nhà ăn… Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG còn tạo những sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Mới đây nhất là lễ hội “Chào năm mới 2018”, do trung tâm phối hợp với Nhà Văn hóa Sinh viên tổ chức, diễn ra tại khu B, bắt đầu từ chiều 31-12 cho đến giờ giao thừa.
Huỳnh Phạm Ngọc Ánh Linh (quê Tiền Giang, sinh viên năm nhất Đại học Nông Lâm TPHCM) chia sẻ: “Ngay khi lên nhập học, em đã vào ở tại Ký túc xá ĐHQG. Ở đây em thấy thoải mái, những quy định, nội quy của ký túc xá không quá gò bó. Đi học cũng rất thuận tiện, có xe buýt đón ở cổng sau ký túc xá, đến trường chỉ mất 15 phút”. Trương Hoàng Lan (quê Vĩnh Long, sinh viên năm nhất Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM) kể: “Tại ký túc xá có nhiều sân chơi thể thao, tập thể hình, chỗ ở thoáng mát, đường tráng nhựa rất thuận tiện để chạy bộ. An ninh đảm bảo. Mới đây, có bạn cùng phòng em trình báo bị mất bóp lúc 1 giờ đêm, mặc dù khuya nhưng bác bảo vệ vẫn liên lạc với đội bảo vệ để lấy thông tin. Đến sáng hôm sau, bạn ấy nhận lại được bóp, do bạn đánh rơi trên đường đi về ký túc xá”.