Chớ “lạc quan tếu”

Trong 9 tháng đầu năm 2012, nước ta xuất siêu được 143 triệu USD. Một chuyên gia kinh tế trong nước lạc quan nhận xét: “Đây là một thành tích thật sự hiếm hoi suốt mấy chục năm đổi mới…, là một kỳ tích nếu so với những con số nhập siêu cao ngất ngưởng cùng kỳ của các năm trước…” (Báo Tuổi trẻ, 29-9-2012).

Trong 9 tháng đầu năm 2012, nước ta xuất siêu được 143 triệu USD. Một chuyên gia kinh tế trong nước lạc quan nhận xét: “Đây là một thành tích thật sự hiếm hoi suốt mấy chục năm đổi mới…, là một kỳ tích nếu so với những con số nhập siêu cao ngất ngưởng cùng kỳ của các năm trước…” (Báo Tuổi trẻ, 29-9-2012).

Thật ra, phân tích một cách khách quan và tỉnh táo nguyên nhân của xuất siêu lần này, chúng ta thấy đáng lo hơn là đáng mừng, bởi đây không phải là thành tựu của nền kinh tế, mà chính là xuất phát từ những khó khăn bên trong. Trong 9 tháng, cả nước có 40.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động (do thua lỗ, phá sản), nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh (ngoài ý muốn). Trong khi đó, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta thời gian qua là vàng: chỉ tính trong 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu lên tới hơn 2 tỷ USD (dầu thô đạt 2,9 tỷ USD).

Như vậy, con số 143 triệu USD xuất siêu nói trên có được chủ yếu nhờ tái xuất vàng (khi giá vàng thế giới tăng lên), chứ không phải do bản lĩnh, thế mạnh của nền kinh tế nước ta (Vienamnet, 22-8-2012). Mặt khác, tỷ trọng hàng xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam lâu nay phần lớn là làm gia công (như dệt may, da giày, đồ điện, điện tử, máy tính, linh kiện các loại…), do đó tình trạng giảm nhập khẩu hiện nay cũng là dấu hiệu báo trước khả năng giảm xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới (bởi không có vật tư, nguyên liệu thì lấy gì mà làm!).

Chính vì vậy, nên vào ngày 17-10-2012, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã rất thẳng thắn khi đề cập vấn đề này. Chủ tịch nước nói: “Nhập siêu giảm cũng đừng vội mừng, đó không phải là công lao của Đảng và Nhà nước gì cả, mà do đình đốn sản xuất nên không nhập khẩu mà thôi. Đó là sự trì trệ chứ không phải tiến bộ và (chúng ta) đang tìm cách tháo gỡ” (Báo Tuổi trẻ, 18-10-2012).

Biến một “sự trì trệ, đình đốn sản xuất” thành một “kỳ tích”, “thành tích hiếm hoi” thì quả thật là “lạc quan tếu”!

Ba Hiền

Tin cùng chuyên mục