Trong số này, có 3 loài bị tuyệt chủng vào thập niên trước và 17 loài khác đang có nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 20 năm tới. Đã có hơn 1.800 động thực vật Australia được chính thức liệt vào danh sách bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng các nhà khoa học cho rằng đây là một sự đánh giá thấp.
Bức thư nêu rõ cuộc khủng hoảng tuyệt chủng các loài bản địa là kết quả tất yếu của việc môi trường sống bị hủy hoại, xuất hiện các loài xâm lấn, nạn cháy rừng, bệnh tật và thiệt hại do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, luật hiện hành của Australia không được sửa đổi, cập nhật liên tục và không hiệu quả trong việc giám sát các nguy cơ nói trên. EPBC được ban hành từ năm 1999, nhưng mới chỉ được sửa đổi, bổ sung một lần duy nhất trong một thập niên vừa qua. Các nhà khoa học cho rằng việc luật không được cập nhật đã góp phần phá hủy 7,7 triệu ha môi trường sống của các loài bị đe dọa.
Chính phủ Australia đang đầu tư đáng kể vào các chương trình phục hồi môi trường và chăm sóc đất để thúc đẩy đa dạng sinh học và tăng cường nơi trú ẩn an toàn cho các loài sinh vật bản địa. Những khu vực bảo vệ môi trường bản địa đã được mở rộng thêm 27% lên mức 100 triệu ha, nhằm thiết lập các khu bảo tồn ở lãnh thổ phía Bắc và các bang Queensland và Nam Australia. Trước đó, Thượng viện Australia đã triển khai chương trình “Khủng hoảng động vật tuyệt chủng của Australia” nhằm tìm hiểu và nghiên cứu sự suy giảm liên tục của gần 500 loài đang bị đe dọa và sự ảnh hưởng của EPBC với những vấn đề này, từ đó làm căn cứ cho các đánh giá sắp tới, khi chính phủ đệ trình các báo cáo về EPBC.
Các tin, bài viết khác
-
Bình Định làm khác để tôn vinh các trí thức tiêu biểu
-
Tránh việc Trung tâm điều hành đô thị thông minh bị “đắp chiếu” vì không có dữ liệu
-
Dùng căn cước công dân rút tiền tại ATM: Đối sánh dữ liệu công dân trước khi được rút tiền
-
Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022
-
Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế về blockchain
-
Quảng Trị và Israel: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
-
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM thăm, chúc mừng các đơn vị khoa học, công nghệ
-
Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam
-
Khuyến nghị xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ
-
2 nhà khoa học nữ nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021