Để việc chào cờ có ý nghĩa hơn

Trong thời gian qua, nhất là khi cả nước tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hầu hết các cơ quan (trường học, bệnh viện, các đơn vị hành chính, đoàn thể…) đã tổ chức chào cờ ngày đầu mỗi tuần hoặc ngày thứ hai đầu tiên trong tháng. Lồng ghép trong sinh hoạt này là kể các mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về các điển hình tiên tiến…, qua đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức với nhân dân, với nhiệm vụ của mình. Ở nhiều cơ quan, khi người dân đến liên hệ để giải quyết công việc sớm hơn giờ quy định, nhân lúc chào cờ, họ cũng tham gia một cách trang trọng, cũng góp phần giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân. Vì vậy, đây là một sinh hoạt có ý nghĩa, có tác dụng nâng cao nhận thức, tình cảm của mỗi người đối với đất nước, với nhân dân, với chức trách, nhiệm vụ của mình.

Trong thời gian qua, nhất là khi cả nước tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hầu hết các cơ quan (trường học, bệnh viện, các đơn vị hành chính, đoàn thể…) đã tổ chức chào cờ ngày đầu mỗi tuần hoặc ngày thứ hai đầu tiên trong tháng. Lồng ghép trong sinh hoạt này là kể các mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về các điển hình tiên tiến…, qua đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức với nhân dân, với nhiệm vụ của mình. Ở nhiều cơ quan, khi người dân đến liên hệ để giải quyết công việc sớm hơn giờ quy định, nhân lúc chào cờ, họ cũng tham gia một cách trang trọng, cũng góp phần giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân. Vì vậy, đây là một sinh hoạt có ý nghĩa, có tác dụng nâng cao nhận thức, tình cảm của mỗi người đối với đất nước, với nhân dân, với chức trách, nhiệm vụ của mình.

Ở Malaysia, từ thời Thủ tướng Mahathir Mohamad, ông có quy định các cơ quan nhà nước phải chào cờ, tập hát quốc ca, học tập về lòng yêu nước… Không chỉ vậy, trong nhiều trận đấu bóng đá quốc tế, các cầu thủ của nhiều đội tuyển được yêu cầu phải hát quốc ca để kích thích tinh thần thi đấu vì sự kỳ vọng của khán giả quê nhà, vì tinh thần quốc gia dân tộc… Rủi có đội nào thi đấu không thành công, khán giả, báo chí phát hiện có cầu thủ đội đó không hát quốc ca thì đội bóng đó, cầu thủ đó thế nào cũng bị chỉ trích thiếu tinh thần màu cờ sắc áo.

Trở lại chuyện chào cờ ở nước ta, ý nghĩa ban đầu tích cực là thế, nhưng không phải nơi nào cũng thể hiện được điều đó. Có cơ quan giờ làm việc bắt đầu lúc 7 giờ 30, nhưng trong ngày đầu tuần, đó là lúc chào cờ, nên có người “lợi dụng” để đi trễ; khi chào cờ xong thì còn “cà phê cà pháo”, ăn sáng nên mãi đến 8 giờ mới bắt đầu làm việc, để người dân phải chờ đợi. Như vậy, chào cờ vô hình trung đã làm giảm thời gian làm việc, làm mất thời giờ của dân. Có cơ quan trong buổi chào cờ, các chuyện kể lặp đi lặp lại, sự liên hệ để rút ra bài học không phù hợp, các dặn dò của thủ trưởng không bám sát tình hình của đơn vị… dẫn đến sự nhàm chán.

Để việc chào cờ có ý nghĩa, trước hết phải đảm bảo giờ giấc. Nội dung sinh hoạt phải được chuẩn bị chu đáo, tránh trùng lắp, dài dòng, không nêu được ý nghĩa cụ thể. Các nội dung khác cũng nên được lãnh đạo tính toán kỹ. Trong chào cờ, mọi người phải hát quốc ca nhịp nhàng, tránh tình trạng người hát, người không hoặc người hát cao, người hát thấp, thành ra không trang nghiêm. Các hình thức sinh hoạt trong dịp chào cờ cũng nên thay đổi để tránh sự nhàm chán…

Chào cờ đầu tuần là việc có ý nghĩa tích cực. Vì vậy, đừng để một sinh hoạt trang nghiêm trở thành một hoạt động “làm cho có”.

TRỊNH MINH GIANG (TPHCM)

Tin cùng chuyên mục