Đối phó với biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường

Theo thời gian, người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể mắc nhiều biến chứng như: suy thận, mờ mắt, tim mạch,… nhưng bệnh nhân có nhiều khả năng phải nhập viện vì những vết lở loét ở chân hơn bất kỳ biến chứng nào khác.
Đối phó với biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường

Theo thời gian, người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể mắc nhiều biến chứng như: suy thận, mờ mắt, tim mạch,… nhưng bệnh nhân có nhiều khả năng phải nhập viện vì những vết lở loét ở chân hơn bất kỳ biến chứng nào khác.

Chỉ trong vòng 10 ngày, căn bệnh tiểu đường đã khiến bàn chân của một bệnh nhân 50 tuổi (đến thăm khám ở Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sỹ) bị giày làm trầy xước nhẹ ban đầu đã trở thành nhiễm trùng nghiêm trọng và cần phẫu thuật khẩn cấp. Thống kê cho thấy, cứ 30 giây lại có một bệnh nhân tiểu đường trên thế giới phải cắt cụt một chi dưới.

Tại sao người bị tiểu đường lại dễ loét chân?

Bàn chân là nơi chịu đựng toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi bị tiểu đường lâu năm, dễ dẫn đến tình trạng lưu thông khí huyết kém và suy giảm cảm giác ở chân. Hiện tượng này đồng nghĩa với việc, các bệnh nhân như người đàn ông nói trên không có cảm giác khi chân bị sưng hoặc bị vật gì đó làm trầy xước, dẫn đến hình thành vết thương nghiêm trọng và nhiễm trùng. Thông thường, nhiễm trùng bàn chân rất hay gặp ở bệnh nhân nam hơn bệnh nhân nữ, tiểu đường type II nhiều hơn type I và dễ dẫn đến những tàn phế nặng nề sau này nếu không phòng ngừa và điều trị đúng cách.

Hình ảnh tổn thương chân của bệnh nhân tiểu đường chỉ trong vòng 10 ngày. Nguồn: vietnamnet

Trong trường hợp của bệnh nhân nói trên, các bác sĩ còn phát hiện ông mắc bệnh thần kinh ngoại biên, tức là tổn hại đến các dây thần kinh ở các chi, chẳng hạn như cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Bệnh thần kinh ngoại vi hiện tấn công khoảng 70% người mang trong mình chứng tiểu đường. Sau cuộc phẫu thuật loại bỏ lớp da chết ở vết thương và 3 tuần điều trị kháng sinh liều cao, chân của bệnh nhân đã thoát khỏi nhiễm trùng. Ông cũng phải giảm cân rất nhiều để giúp kiểm soát căn bệnh tiểu đường.

 Phòng ngừa viêm loét bàn chân như thế nào?

Điều quan trọng là phải phối hợp đồng bộ giữa việc điều trị ổn định đường trong máu với việc chăm sóc kỹ lưỡng bàn chân, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Thực hiện tốt một chế độ ăn uống và luyện tập dành cho người tiểu đường sẽ không chỉ phòng tránh được biến chứng viêm loét bàn chân mà còn giảm nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tim mạch, thận, mắt...

Bệnh nhân có biến chứng tiểu đường cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày một lần, chú ý lòng bàn chân, vì phần này khó thấy, bằng cách đặt tấm gương dưới bàn chân hay nhờ người khác xem giúp có đỏ hay phù nề, nhất là sau khi đi bộ lâu, hay vừa thay giày mới. Không nên đợi đến lúc đau chân mới chú ý đến biến chứng này vì thông thường ít khi có đau hay tê chân. Rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm có xà phòng với độ pH trung tính, không nên dùng nước nóng vì khi thần kinh ngoại biên bị viêm sẽ bị mất cảm giác nóng và bị bỏng nhưng người bệnh không hay biết. Khi có lở loét, không nên ngâm chân để ngừa bội nhiễm; không nên chườm nóng hay hơ nóng nếu gặp lúc lạnh chân vì dễ làm thương tổn thần kinh. Khi mua giày nên chọn số lớn hơn bàn chân một chút. Không nên mang giày mới quá lâu. Đổi giày ngay nếu phát hiện có chỗ cộm ở mặt trong. Người bệnh nên khám bàn chân ít nhất 6 tháng một lần.

 Thực phẩm chức năng Viên tiểu đường TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu. TĐCare giúp làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường gây ra, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao như béo phì hay trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Vui lòng truy cập tieuduong360.com hoặc gọi 1900 6436 để được biết thêm chi tiết.
Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Giấy XNCB: 22238/2013/ATTP-XNCB

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 THU HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục