Đây có thể là hành vi vi phạm pháp luật, bởi học sinh cũng như mọi công dân khác, đều có quyền tự do về hình ảnh và quyền nhân thân của mình, người khác không thể tùy tiện xâm phạm, dù với động cơ, mục đích gì.
Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực từ ngày 1-6-2017, quy định: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trên thực tế, nhiều người lớn vẫn thường xuyên đăng ảnh trẻ em lên các trang mạng xã hội không có dụng ý xấu. Tuy nhiên, việc đăng hình ảnh mà không hỏi ý kiến trẻ hoặc không có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ của trẻ là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, một số người tùy tiện chia sẻ hình ảnh trẻ em mà không quan tâm đến quyền nhân thân và quyền hình ảnh của trẻ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ, khiến trẻ trở thành đối tượng bị những kẻ xấu lợi dụng.
Các tin, bài viết khác
-
Chặn rác viễn thông
-
Góp ý cũng cần văn hóa
-
Ngăn chặn nạn mãi lộ, bảo kê, “mua đường”
-
Ngăn chặn hành vi gây rối ở bệnh viện
-
Quan tâm người lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
-
Giải pháp lâu dài cho “gạo ngon nhất thế giới”
-
Ngăn chặn những hành vi xâm hại trẻ em
-
Ứng dụng công nghệ và sản xuất theo phương pháp mới vào nông nghiệp
-
Tôn trọng tối đa các chuẩn mực đạo đức
-
Phản cảm khoe thân