Cụ thể, thay đổi thời gian khấu hao của tài sản mạng lưới đường ống cấp nước trên địa bàn huyện này (áp dụng thời gian khấu hao tối đa theo quy định); chỉ đạo UBND huyện Cần Giờ hỗ trợ Sawaco trong việc áp dụng mức giá 5.000 đồng/m³ (bằng với giá thành đến mạng cấp 2 của Sawaco) cho các đơn vị mua sỉ nước sạch trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, Sawaco kiến nghị UBND TPHCM xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách để đẩy nhanh triển khai các dự án phát triển mạng lưới cấp nước nhằm hoàn thiện hệ thống cấp nước tại huyện Cần Giờ.
Đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các sở ngành hướng dẫn thủ tục bàn giao và tiếp nhận mạng cấp nước trên địa bàn huyện Cần Giờ; trước mắt hướng dẫn thủ tục bàn giao mạng cấp nước là tài sản của nhà nước từ Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ.
Với tầm quan trọng của công tác cấp nước an toàn gắn với an sinh xã hội, Sawaco kiến nghị TP có cơ chế đặc thù về huy động vốn thực hiện các dự án hạ tầng cấp nước (đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn hoặc không vì mục đích lợi nhuận như đầu tư các công trình đảm bảo an toàn cấp nước gồm hồ chứa nước thô, bể chứa phân phối trên mạng lưới, chuyển đổi các thủy đài không sử dụng thành bể chứa…).
Sớm thông qua quy hoạch và cấp phép thực hiện các dự án: Xây dựng bể chứa nước sạch mới 100.000m³ tại Nhà máy nước Thủ Đức và bể chứa nước sạch mới 80.000m³ tại Nhà máy nước Tân Hiệp, bể chứa nước Bình Hưng 10.000m³, dựng bể chứa phân phối nước trên mạng tại Công viên Văn hóa Gò Vấp, xây dựng bể chứa ngầm chuyển đổi từ các thuỷ đài… Kiến nghị cấp giấy quyền sử dụng đất đối với Trạm cấp nước Bình Hưng để có cơ sở xin phép triển khai các dự án liên quan (bể chứa 10.000m³).
Một kiến nghị khác là UBND TPHCM hỗ trợ kinh phí di dời hệ thống cấp nước. Bởi, trong 3 năm (2014-2016) để thực hiện chỉ tiêu 100% hộ dân được cung cấp nước sạch, mỗi năm Sawaco đầu tư từ 300 - 400km đường ống cấp nước tại các quận vùng ven và ngoại thành như quận 9, 12, Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh.
Nay, theo yêu cầu phối hợp với các dự án hạ tầng khác như thoát nước, mở rộng đường giao thông… Sawaco phải di dời. Cụ thể trong năm 2017, Sawaco di dời 33 dự án (kinh phí khoảng 100 tỷ đồng) nhưng không được bồi thường.