Suy thận mạn thường là biến chứng của một số bệnh lý cấp hoặc mãn tính khiến chức năng thận bị suy giảm một cách từ từ, không phục hồi và ngày càng nặng theo thời gian. Bệnh suy thận mạn diễn biến âm thầm, khiến người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, thậm chí cần phải chạy thận, hoặc ghép thận. Tại Việt Nam ước tính hiện có khoảng 5 triệu người bị suy thận mạn, trong đó 80.000 người đã chuyển sang suy thận giai đoạn cuối và phải điều trị bằng các phương pháp thay thế.
Suy thận mạn - ai có nguy cơ
Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân bẩm sinh thì tiểu đường, tăng huyết áp được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn. Tiểu đường, tăng huyết áp gây tổn thương các các mao mạch nhỏ, trong đó có mao mạch thận, dần dần gây suy giảm chức năng thận. Những trường hợp viêm cầu thận, bể thận, lupus ban đỏ hệ thống, tắc nghẽn đường niệu do sỏi thận, do trào ngược hoặc nhiễm trùng thường xuyên, sử dụng quá nhiều thuốc đào thải qua đường thận… cũng là những nguyên nhân phổ biến gây suy thận mạn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý cùng những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như: uống ít nước, ăn nhiều muối, đường, lười vận động… cũng được xem là hung thủ gây bệnh.
Triệu chứng âm thầm, biến chứng nguy hiểm
Người bệnh mắc suy thận mạn những giai đoạn đầu không biểu hiện gì đặc hiệu, các biểu hiện thường khá mơ hồ như: tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu khó, nước tiểu đục, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… Đa số bệnh nhân thường được phát hiện muộn, do đi khám sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ thực hiện các xét nghiệm tại cơ sở y tế.
Suy thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể với những biến chứng như: giữ nước dẫn đến phù, huyết áp cao hoặc phù phổi. Sự tăng đột ngột nồng độ kali trong máu, làm giảm chức năng tim có thể đe dọa tính mạng. Ngoài ra, người bị suy thận còn biến chứng tại nhiều cơ quan trong cơ thể như: hệ tiêu hóa; hệ thần kinh; nội tiết; tim mạch. Người bị suy thận mãn tính sẽ tăng 34% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đồng thời có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với người bình thường. Đáng chú ý, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy thận ở giai đoạn 4 lên đến 46%.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận mạn chủ động
Với chi phí điều trị lớn, kéo dài nhiều năm liền, bệnh suy thận mạn không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người bệnh mà còn trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc phòng ngừa suy thận mạn, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa suy thận mạn gia tăng trong cộng đồng.
Theo Đông y, để tạng thận khỏe mạnh cần được nuôi dưỡng theo nguyên tắc cân bằng âm, dương. Một số dược liệu quý đã được ghi nhận có nhiều hiệu quả trong việc dưỡng thận, bồi bổ thận, tăng cường chức năng thận trong đó phải kể đến các dược liệu như: tầm gửi gạo, thổ phục linh, kim tiền thảo. Những thảo dược này giúp lợi niệu, giải độc, tăng khả năng đào thải độc tố qua thận, hỗ trợ các liệu pháp điều trị sỏi thận, viêm thận cấp và mãn tính. Ngoài ra, cỏ mần trầu, mã đề, cao lá cối xay, rễ cỏ tranh giúp thanh nhiệt, giải độc và chống viêm hiệu quả. Liệu pháp sử dụng 7 thảo dược quý trên là giải pháp an toàn giúp lợi niệu, giải độc, tăng cường khả năng đào thải độc tố qua thận, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp và mãn tính.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.
PHƯƠNG TUỆ