Miền Tây: Gian nan tìm nguồn cát thi công các tuyến cao tốc

Tình trạng khan hiếm cát san lấp làm nền các tuyến đường giao thông trọng điểm đang tạo áp lực cho các địa phương và nhà thầu thi công. 

Theo Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, hiện nay các nhà thầu đang tập trung thi công các cầu trên các tuyến cao tốc đi qua địa phương như cầu Đông Pháp, cầu KH9, cầu Xà No, cầu vượt Quốc lộ 61C, cầu Nàng Mau 2… Đánh giá chung về tình hình cát phục vụ cho dự án, bước đầu đã được khai thông, tuy nhiên với tốc độ khai thác được cấp là 3.750m3/ngày, sẽ không đáp ứng tiến độ thực hiện dự án. Do đó, nhà thầu đang gấp rút tìm kiếm thêm nguồn cát để phục vụ dự án.

20-7 Thi công trụ cầu vượt Quốc lộ 61 trên địa àn huyện Vị Thuỷ - Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.jpg
Thi công trụ cầu vượt Quốc lộ 61 trên địa bàn huyện Vị Thủy - Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Trong khi đó, tại TP Cần Thơ cũng đang rơi vào cảnh tương tự. Theo ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, tình hình cát để làm vật liệu đắp nền đường các dự án giao thông trọng điểm hết sức khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất là biến động của giá cát, dự toán chỉ khoảng 200.000 đồng/m3 nhưng thời điểm hiện nay, giá mua thương mại trên dưới 300.000 đồng/m3. Trong khi đó, chỉ tính riêng các dự án giao thông tại TP Cần Thơ, nhu cầu cát sử dụng làm nền đường các tuyến đường đã là 2,1 triệu m3 nhưng các nhà thầu chỉ thu xếp được khoảng 30%, phần còn lại đang đi tìm các nguồn nhưng cũng rất khó khăn.

Một điểm khai thác cát nằm ven sông Hậu trên địa bàn An Giang bị sạt lở nghiêm trọng.JPG
Một điểm khai thác cát nằm ven sông Hậu trên địa bàn An Giang bị sạt lở nghiêm trọng

Còn đối với tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, theo báo cáo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, cơ bản cân đối thu xếp đủ, nguồn cát này từ tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Đối với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ chiều dài 37,5km, nhu cầu cát sử dụng làm nền đường 5,3 triệu m3, hiện nay cũng chỉ cân đối 2,4 triệu m3 của mỏ An Giang, số lượng còn lại chưa cân đối được.

Cán bộ kỹ thuật Dự án Quản lý Cát Bền vững của WWF-Việt Nam đo đạc lượng bùn - cát trên sông Hậu.JPG
Cán bộ kỹ thuật Dự án Quản lý Cát Bền vững của WWF-Việt Nam đo đạc lượng bùn - cát trên sông Hậu

Theo ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, thành phố đã chủ động cùng các nhà thầu làm việc với tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long để tìm nguồn cát cung cấp cho thi công các tuyến cao tốc. TP Cần Thơ cũng vừa làm việc với phía Campuchia để tìm nguồn cát.

Đánh giá ban đầu cho thấy, phía bạn còn nhiều cát, chất lượng tốt. Tuy nhiên, giá cát rất cao, dao động khoảng 200.000 đồng/m3, vận chuyển về tới Cần Thơ lên đến 300.000 đồng/m3. TP Cần Thơ đang nỗ lực tìm các giải pháp để giải quyết các công trình trọng điểm. Mới đây, lãnh đạo TP Cần Thơ đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng để tìm nguồn cung cát làm nền đường. Theo đó, Sóc Trăng cho biết có khoảng 8 triệu m3 trên sông Hậu nằm trên địa phận Sóc Trăng. Sóc Trăng đã hứa cung cấp 5 triệu m3 cát. Tuy nhiên, đánh giá trữ lượng cát này là có trước đây. Các đơn vị chức năng đang phối hợp để đánh giá lại trữ lượng cát đang hiện hữu trên sông Hậu.

Tin cùng chuyên mục