Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, bệnh Gout đang được xếp vào nhóm bệnh của thời đại văn minh. Chế độ ăn dư thừa đạm dẫn tới tích lũy acid uric trong các khớp gây đau đớn cho bệnh nhân, lâu dần có thể gây biến dạng các khớp. Để điều trị bệnh Gout hiệu quả, cần kết hợp ăn kiêng với điều trị một cách hợp lý.
Gout - nỗi ám ảnh trên bàn tiệc
Người bị bệnh Gout cần thực hiện một chế độ kiêng khem khắc khổ, không được ăn các thực phẩm chứa nhiều Purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt muối, phomai, cua, tôm, cá trích, cá mòi, trứng cá. Thậm chí một số loại thực vật có hàm lượng Purin cao như nấm, đậu. Không những vậy, các đồ uống thông thường như bia rượu, cà phê, hay vang trắng cũng là nguyên nhân gây gia tăng các cơn đau cho người bị bệnh Gout.
Anh Bình (Bắc Giang) chia sẻ: Tôi bị Gout đã 4 năm nay, cứ mỗi khi hè đến là lại cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Thời tiết nóng nực nên mỗi khi hết giờ làm, anh em bạn bè thường rủ đi “làm vài chập” cho mát. Gặp đối tác cũng phải đưa ra quán, nhiều khi không uống không được, mà ăn uống vào thì đau không chịu nổi. Gia đình biết ý, nhiều khi cũng không dám ăn nhiều thịt để tôi đỡ tủi, đâm ra một người bệnh cả nhà ăn kiêng. Không muốn cảnh này kéo dài, tôi vẫn kiên trì điều trị suốt 3 năm nay, đi khám bác sĩ cũng kê nhiều loại thuốc nhưng mỗi khi dùng thuốc tôi lại bị kích ứng tiêu hóa, đau và mệt chả kém gì Gout mà đổi mấy loại thuốc vẫn không đỡ nên nhiều khi cũng thấy nản.
Bạn bè cho rằng tôi có cơ địa không đáp ứng với các thuốc trên nên không những không thấy hiệu quả mà nguy cơ lại tăng cao và khuyên tôi nên thử phương pháp khác. Nhận được sự tư vấn từ tổng đài 043.564.2503, tôi đã thử sử dụng TPCN để tránh các nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Không ngờ chỉ sau hơn 1 tháng, các cơn đau khớp đã bớt hẳn. Uống thêm 2 tháng nữa thì chỉ số acid uric về bình thường. Đúng là gặp thầy gặp thuốc!
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn – chuyên gia y học cổ truyền Việt Nam – Trưởng Khoa Đông y Viện 108, các thuốc Tây y điều trị bệnh Gout như Colchicin, Allopurinol, Sulfinpyrazon đều có nguy cơ lớn trên đường tiêu hóa, nếu cơ thể không đáp ứng thuốc lâu ngày bệnh không những khó giảm mà còn tăng cường biến chứng trên dạ dày, tá tràng, gan, mật. 2000 năm nay YHCT đã nghiên cứu về bệnh Gout, với quan điểm bệnh phải trị từ gốc, các bài thuốc Nam thường có hiệu quả điều trị tốt mà lại an toàn cho bệnh nhân nhưng chỉ vì bất tiện trong sắc uống mà nhiều khi bị lãng quên.
| |
Phương Trang (ghi)