Năm 2012, tối đa hóa lợi thế cho sản phẩm Việt – sản phẩm xanh

“Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam” đã và đang trở thành phong trào lớn mạnh, lan tỏa sâu rộng trong xã hội. Tuy nhiên, bên  cạnh đó, mục tiêu phát triển mà chính phủ xác định giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2050 cũng chỉ rõ mục tiêu phát triển kinh tế nước ta là phải nhanh, bền vững. Do đó, phát triển kinh tế tất yếu phải gắn với công tác bảo vệ môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, song song với hoạt động duy trì và phát triển chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì chương trình “Tiêu dùng sản phẩm xanh” cũng được ngành công thương chú trọng, đầu tư.
Năm 2012, tối đa hóa lợi thế cho sản phẩm Việt – sản phẩm xanh

“Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam” đã và đang trở thành phong trào lớn mạnh, lan tỏa sâu rộng trong xã hội. Tuy nhiên, bên  cạnh đó, mục tiêu phát triển mà chính phủ xác định giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2050 cũng chỉ rõ mục tiêu phát triển kinh tế nước ta là phải nhanh, bền vững. Do đó, phát triển kinh tế tất yếu phải gắn với công tác bảo vệ môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, song song với hoạt động duy trì và phát triển chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì chương trình “Tiêu dùng sản phẩm xanh” cũng được ngành công thương chú trọng, đầu tư.

Năm 2012, hệ thống phân phối sẽ ưu tiên bày bán cho sản phẩm Việt - Sản phẩm xanh

Năm 2012, hệ thống phân phối sẽ ưu tiên bày bán cho sản phẩm Việt - Sản phẩm xanh

Tạo sức bật cho hàng Việt Nam...

Bà Quách Tố Dung, Phó giám đốc thường trực Sở Công thương TPHCM cho biết, để tạo sức mạnh lan tỏa trong xã hội cho chương trình “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam” ngành công thương đã triển khai 5 hoạt động chính: phối kết hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; kết nối doanh nghiệp thành phố với thị trường tiêu thụ thông qua mở rộng hệ thống phân phối và triển khai hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Trong đó, tập trung kết nối bộ ba giữa người dản xuất – người kinh doanh – người tiêu dùng; hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố; xây dựng chương trình hành động  khuyến khích sử dụng hàng Việt đối với tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng trong nhà nước; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp Việt Nam qua việc tăng cường kiểm tra kiểm soát và quản lý thị trường.

Cụ thể, tùy vào nhiệm vụ của các sở ban ngành sẽ có những biện pháp triển khai phù hợp. Đơn cử như Sở Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu các cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh thực hiện chi tiêu mua sắm theo tinh thần “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam”. Riêng Ủy ban nhân dân các quận huyện thì có trách nhiệm vận động người dân trên điạ bàn mình ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam, nhất là trong tết Nhâm Thìn sắp tới. trong đó, đặc biệt là hưởng ứng tham gia đợt phát động cao điểm “Tết Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Còn với hoạt động kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ thì ngành công thương đã xây dựng chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cấp phép cho hơn 180 hội chợ, triển lãm quảng bá, tôn vinh sản phẩm Việt. Về phía trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thì phối hợp với các quận huyện, ban quản lý chợ và các doanh nghiệp xây dựng chương trình kết nối thương hiệu Việt để mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng sự hiện diện của sản phẩm Việt trên thị trường trong nước, tại các chợ truyền thống và khu vực dân cư...

Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức song song như tổ chức các chuyến xe bán hàng lưu động về nông thôn, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu vực ngoại thành; triển khai chương trình bình ổn thị trường, trong đó hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng tiêu dùng là hàng Việt Nam có chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp. đến nay đã có 3.800 điểm bán hàng bình ổn. Bên cạnh đó, hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sẽ giúp bảo vệ hiệu quả uy tín cũng như chất lượng hàng hóa trong nước. Chính vì thế mà năm 2011, quản lý thị trường đã kiểm tra và xử phạt 4.207 vụ vi phạm chất lượng, nhãn mác hàng hóa.

Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngành công thương sẽ tập trung đẩy mạnh thêm hoạt động tuyên truyền theo hướng sâu hơn, chi tiết và cụ thể hơn với từng sản phẩm Việt; mở rộng kênh phân phối hàng Việt để nhiều tầng lớp nhân dân đều dễ dàng tiếp cận và tiêu dùng; thắt chặt liên kết bộ ba là nhà sản xuất – kinh doanh – tiêu dùng và nhất là tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội điạ.

...và bền vững cho sản phẩm xanh

Không dừng lại đó, nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững thì việc phát huy, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp xanh – sản phẩm xanh không ngừng được quan tâm, đầu tư. Ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, hiện sở đã thực hiện thống kê nguồn thải của hơn 400 doanh nghiệp có khối lượng xả thải trên 50m3/ngày đêm và đang thải gián tiếp hoặc trực tiếp ra sông Sài Gòn. Kết quả cho thấy, có đến hơn 60% đơn vị xả thải chưa đạt chuẩn yêu cầu. Tập trung chủ yếu những cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm, giấy bột, cao su, xi mạ, hóa chất… Hiện đã chuyển danh sách hơn 100 doanh nghiệp vi phạm môi trường cụ thể về cho Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện để xem xét xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý thỏa đáng. Về phần sở sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục cưỡng chế buộc ngưng hoạt động những doanh nghiệp tái vi phạm môi trường nghiêm trọng. Với cách làm mang tính đột phá và quyết liệt như thế này cộng với sự đầu tư đồng bộ nhiều dự án cải thiện chất lượng nước kênh rạch mà thành phố đang triển khai sẽ giúp cải thiện hiệu quả chất lượng môi trường thành phố trong thời gian tới. Về phía Sở Công thương, bà Quách Tố Dung cũng nhấn mạnh, ngoài việc xử lý mạnh doanh nghiệp đen vi phạm môi trường, sở sẽ tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp thương mại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng, năng lực cạnh tranh hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Cụ thể, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, phát triển công nghệ cao. Trong đó, chú trọng tiêu chí phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được ưu tiên hỗ trợ để tối đa hóa lợi thế cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nội địa

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được ưu tiên hỗ trợ để tối đa hóa lợi thế cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nội địa

Về hoạt động thương mại, sở sẽ đẩy mạnh hoạt động chương trình tiêu dùng sản phẩm xanh. Theo đó, tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tiêu dùng sản phẩm xanh – sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; phối hợp với nhà phân phối, bán lẽ trên thị trường quảng bá và áp dụng nhiều giải pháp, chính sách khuyến mãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm xanh; hỗ trợ các doanh nghiệp cải tạo sản xuất để tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, đồng thời giảm thiểu chất thải đầu ra…

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh, muốn phát triển bảo vệ môi trường bền vững thì mọi hoạt động phải bắt đầu từ gốc là cơ sở. Có nghĩa là phải bắt đầu thay đổi từ hành vi tiêu dùng của người dân, cộng đồng. Và đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự thành công cho chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Tiêu dùng sản phẩm xanh”.

NGUYÊN PHÚC

Tin cùng chuyên mục