Nhiểu đại biểu Quốc hội đồng ý quy định viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Nhiểu đại biểu Quốc hội đồng ý quy định viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

(SGGP).- Sáng nay, 19-6, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viên chức. Dự án luật này sẽ được hoàn thiện, trình Quốc hội ban hành tại kỳ họp thứ 8. Theo chương trình nghị sự, chiều nay Quốc hội sẽ bấm nút thông qua các nghị quyết, trong đó có nghị quyết về việc xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – TPHCM trước khi kỳ họp chính thức bế mạc.

Phát biểu tại phiên họp, nhiều đại biểu ủng hộ việc trao thêm quyền tự chủ cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Gia Lai): “Hơn 80% viên chức là giáo dục, hàng trăm ngàn cán bộ quản lý giáo dục chưa được đào tạo về quản lý một cách bài bản, chủ yếu điều hành theo kinh nghiệm cá nhân, do đó cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ; nhất là với những đơn vị được ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động”.

Đại biểu Huỳnh Phước Long (Trà Vinh) đề nghị có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Huỳnh Phước Long (Trà Vinh) đề nghị có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Nguyễn Thị Sáng (Tiền Giang) nêu thêm: Riêng khâu tuyển dụng viên chức vừa qua có nhiều tiêu cực. Tình trạng “chạy việc” đã và đang tạo kẽ hở cho tham ô hối lộ, thậm chí có thủ trưởng vừa mới về đã tổ chức thi lại để loại bỏ bớt viên chức cũ, tuyển nhân sự mới
.
Cũng liên quan đến việc tuyển dụng viên chức vào làm việc, đại biểu Huỳnh Phước Long (Trà Vinh) đề nghị có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đại biểu Huỳnh Phước Long nói: “Viên chức là người dân tộc thiểu số hiện chỉ chiếm 8,3% tổng số viên chức cả nước, đặc biệt ở khối trung ương chỉ 1,46%. Nếu không có chế độ ưu tiên thì đồng bào dân tộc thiểu số rất khó cạnh tranh để được tuyển dụng làm viên chức. Trong khi đó, Luật Cán bộ công chức đã có nội dung ưu tiên, nên có sự thống nhất trong hệ thống pháp luật”.
 
Lưu ý đến nguyên tắc bình đẳng giới, bình đẳng giữa các dân tộc, ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) đề nghị rà soát lại một số quy định có thể khiến người đứng đầu đơn vị sử dụng để “gạt” bớt các viên chức nữ, viên chức là người thiểu số; đồng thời bổ sung những nội dung về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho những đối tượng này. 

Về quy định viên chức được phép tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp, ký hợp đồng làm việc ngoài giờ với các đơn vị, công ty khác để tận dụng chất xám, khả năng đóng góp của họ cho xã hội, đồng thời cải thiện đời sống, đa số ý kiến ĐBQH bày tỏ quan điểm đồng tình. Mặc dù vậy, những quy định này cần được cụ thể hóa theo hướng chặt chẽ hơn để ngăn ngừa tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tại cơ sở công lập của đội ngũ viên chức”, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà yêu cầu.

ANH PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục