Giảo cổ lam (GCL) là một cây thuốc quý được ghi trong sách cổ và được nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như sử dụng phổ biến trên thế giới. Giảo cổ lam còn được gọi là “cỏ thần kỳ”, cây “trường thọ” bởi những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người như: giúp hạ đường máu ở bệnh nhân tiểu đường, giảm mỡ trong máu, ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch. Các công trình nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đã dần sáng tỏ tác dụng quý giá của Giảo cổ lam như tìm ra chất Phanosid hạ đường huyết (Đào Văn Phan và cộng sự), tìm thấy 4 loại Gypenosid mới có tác dụng chống u mạnh (PGS.TS. Phạm Thanh Kỳ và công sự )...
Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu và chuyển giao sản xuất bán trên thị trường từ hơn chục năm trở lại đây và rất được tín nhiệm trên thị trường. Để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về loại dược liệu quý giá này, vừa qua một nhóm nghiên cứu tại Viện hóa Quốc gia do GS.TSKH Trần Văn Sung chỉ đạo, đã nghiên cứu hai loài Giảo cổ lam là Giảo cổ lam 5 lá (Gynosstemma pentaphylla) và Giảo cổ lam 3 lá (Gynostemma laxum) được thu hái hoang dã trên các vùng núi cao của Việt Nam. Với mục tiêu tìm thêm những hoạt chất mới, so sánh đối chiếu giữa hai loại Giảo cổ lam, đồng thời hoàn thiện quy trình chiết xuất để đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao nhất. Một bất ngờ đã xảy ra với nhóm nghiên cứu đó là lần đầu tiên tìm thấy hoạt chất Adenosin vô cùng quý giá trong Giảo cổ lam 5 lá tại Việt Nam.
Adenosin là hoạt chất giúp cơ thể tái tạo năng lượng một cách nhanh chóng, điều hòa nhịp tim và kích hoạt giấc ngủ. Adenosin vốn rất hiếm trong thực vật và thường có nhiều trong dược liệu “đông trùng hạ thảo”. Việc tìm thấy Adenosin thiên nhiên trong cây Giảo cổ lam đã làm sáng tỏ tác dụng tăng lực mạnh của cây này và đó là lý do Giảo cổ lam thường dược dùng cho các vận động viên thi đấu thành tích cao và được coi là loại doping hợp pháp. Điều này cũng làm rõ thêm tác dụng tốt cho tim mạch, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc của Giảo cổ lam. Adenosin cũng không thấy hiện diện trong Giảo cổ lam 3 lá và 7 lá. Đó cũng là lý do trên thế giới hiện nay chỉ dùng loài Pentaphylla 5 lá. Theo tiến sỹ Trần Văn Sung trưởng nhóm nghiên cứu thì Adenosin trong Giảo cổ lam không chiết xuất được bằng nước nóng theo cách sắc thông thường mà phải dùng hệ dung môi ethanol : nước theo tỷ lệ 50 : 50 ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.
| |
Chính vì vậy việc tuân thủ quy trình chiết xuất Giảo cổ lam của các đơn vị sản xuất đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm. Như vậy việc dùng trà hãm Giảo cổ lam cũng không thể hiệu quả bằng dùng dạng viên nén có chứa chiết xuất chuẩn hóa Giảo cổ lam theo quy trình, mặc dù trà Giảo cổ lam cũng đã tốt hơn rất nhiều so các dạng trà uống khác, nhất là đối với người tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp và mất ngủ.
PHƯƠNG MINH